Người Tiên Phong Xây Dựng Trang Trại Theo Tiêu Chuẩn CP Ở Thanh Hóa

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.
Không đành lòng nhìn hàng chục ha đất của gia đình ngày một hoang hóa, đầu năm 2012, anh Huy bắt tay vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung, với diện tích 10.649 m2, quy mô sản xuất 1.200 con lợn thịt. Theo dự tính của anh Huy, tổng số vốn đầu tư cho đến khi trang trại hoàn thành khoảng 2,5 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ đối với gia đình anh. Trước những khó khăn về vốn, anh đã vận động anh em trong dòng họ hỗ trợ, vay ngân hàng xây dựng chuồng nuôi thứ nhất, với quy mô 600 con lợn ngoại. Anh cũng đã ký hợp đồng chăn nuôi lợn với Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam - Thái Lan - Chi nhánh tại Hà Nội và được công ty đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, thuốc thú y, bao tiêu sản phẩm.
Mồ hôi, công sức và ý chí đã cho “quả ngọt”. Tháng 9 năm 2012, anh Huy bắt tay nuôi lứa lợn ngoại đầu tiên, qua một thời gian nuôi, đàn lợn khỏe mạnh, lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Anh cho biết: “Lứa lợn đầu tiên này sẽ được xuất chuồng trong nay mai, ước tính cho thu nhập hơn 400 triệu đồng”. Mặc dù việc thiết kế trang trại đã bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định của Tập đoàn CP (Thái Lan), song vấn đề vệ sinh môi trường, cách xử lý chất thải sao cho không ảnh hưởng đến nhân dân trong vùng lại được đặt ra. Ngay sau khi đàn lợn nhập chuồng, anh Huy đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh; đồng thời vào huyện Tĩnh Gia mua men vi sinh xử lý phân để tránh ô nhiễm môi trường.
Từ những kết quả đã đạt được, anh Huy tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng nuôi thứ hai, cũng với quy mô 600 con lợn ngoại, đến nay đã hoàn thành và đưa lợn vào nuôi. Ngoài ra, để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh đất đai sẵn có, anh đã vận động bà con trong thôn đổi hơn 2 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả liền kề với khu trang trại nhằm thuận lợi cho việc sản xuất, chăn nuôi. Với diện tích trên anh chia làm 2 phần, một phần xây dựng mô hình cá, lúa, phần còn lại trồng rau màu. Ngoài ra, anh còn xây dựng 2 mô hình sản xuất cây cỏ ngọt xuất khẩu, hiện nay các mô hình cỏ ngọt sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, phù hợp với đất đai của địa phương.
Bên cạnh những nỗ lực, vươn lên làm giàu cho gia đình, hiện trang trại của anh Trịnh Quốc Huy còn tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động, với mức thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Năm 2012, anh Huy đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.