Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Thương Binh Mê Nuôi Lợn Ngoại

Người Thương Binh Mê Nuôi Lợn Ngoại
Ngày đăng: 14/03/2014

Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).

Năm 1979, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới phía Bắc, và cũng trong trận chiến này ông đã bị thương. “Xuất ngũ với thương tật trên người. Lúc đó mình nghĩ trong chiến tranh ác liệt còn chẳng sợ nữa là thời bình, có đất đai, có cơ hội làm giàu thì làm sao mà chịu thua được”- ông Kim nhớ lại.

Bắt tay vào làm kinh tế, ông quyết định chuyển từ cây lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột và cà chua. “Là cây trồng mới, chưa có ở địa phương, nên vừa trồng tôi vừa tìm mua sách để đọc và sang các xã bên thăm mô hình thực tế để học kỹ thuật, có kiến thức nên cứ trồng vụ nào tôi thắng vụ đó” - ông Kim tâm sự.

Năm 2000, nhận thấy thị trường rau, củ, quả đã bão hòa, ông quyết định đổ tiền vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn và đào ao thả cá. Ông không nuôi theo phong trào, mà tìm mua giống nuôi lợn nái ngoại. Ông Kim bảo: “Đã nuôi phải chọn giống tốt, vừa dễ nuôi, kháng được bệnh tật lại cho thu nhập cao”. Thế là vợ chồng ông đầu tư 150 triệu đồng mua 3 lợn nái ngoại về nuôi. Nhờ có kiến thức, nên ngay từ lứa đầu nuôi lợn ngoại đã cho thấy hiệu quả. Năm 2012, ông tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại và mua thêm hơn chục lợn nái ngoại về nuôi và nuôi cả lợn thịt thương phẩm.

Do chất lượng lợn tốt nên lợn của ông bán ra luôn được bạn hàng trong và ngoài huyện tín nhiệm. ông Kim chia sẻ: “Trung bình mỗi năm trang trại của tôi xuất chuồng 2 tấn lợn giống và hơn 30 tấn lợn thương phẩm, tính ra thu nhập của tôi cũng gần 2 tỷ đồng/năm”.

Hỏi về kinh nghiệm nuôi lợn nái ngoại, ông Kim cho hay: Nuôi lợn nái ngoại cũng khá đơn giản, các chủ trang trại chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là tránh được các dịch bệnh. Ngoài ra, do là giống lợn mới, nên muốn nuôi được cũng cần phải mua sách kỹ thuật về học nhiều thì mới được.

Bà con muốn chia sẻ học kinh nghiệm nuôi lợn, mua lợn giống ngoại liên hệ với ông Nguyễn Hoàng Kim qua số điện thoại: 0983659838.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

20/08/2012
Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.

21/08/2012
Chất Lượng Cà phê Giảm Do Thiếu Sân Phơi Chất Lượng Cà phê Giảm Do Thiếu Sân Phơi

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.

19/12/2011
Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi

Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.

30/06/2012
Nông Nghiệp Cần Nhiều Gói Cứu Trợ Nông Nghiệp Cần Nhiều Gói Cứu Trợ

Hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tại thời điểm này đều bị giảm giá tới 50-60%, song vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo nhận định, với đà giảm giá này, có thể khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân rơi vào khủng hoảng, thậm chí tê liệt.

01/07/2012