Người sở hữu 300 con gà re quý hiếm

Ông Phạm Văn Rạch (SN 1976, ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã khổ công tìm kiếm, gầy đàn và hiện trở thành người có đàn gà re quý nhiều nhất ở Quảng Ngãi, với 300 con.
Theo lời ông Rạch và nhiều già làng ở Ba Tơ thì gà re vốn là gà rừng được đồng bào Hre thuần hóa cách đây hàng trăm năm; đồng thời lấy luôn tên của dân tộc mình đặt cho nó.
Ông Rạch kể: Khoảng 15 năm về trước, hầu như gia đình người Hre nào cũng nuôi giống gà này.
Gà re là vật không thể thiếu khi cúng Giàng của đồng bào.
Tuy nhiên, gần đây khi đời sống của đại đa số gia đình người Hre được nâng lên, hàng hóa và thực phẩm từ miền xuôi ùn ùn tràn lên, nhiều gia đình không còn nuôi giống gà này, dẫn đến giống gà re mất dần và trở nên rất hiếm.
Không đành lòng để giống gà quý bị tuyệt chủng, ông Rạch quyết chí gây dựng lại giống gà này.
Ông Rạch và một cặp gà re giống.
Sau nhiều lần vất vả tìm vào các bản làng người Hre của huyện và cả tỉnh lân cận Kon Tum lùng tìm, năm 2002 ông Rạch đã mua được con gà trống giống nặng khoảng 1kg, với giá 120.000 đồng, “bằng giá con heo”.
Ngoài ra, ông được bà con cho 3 con gà mái giống. Sau gần 4 năm gây đàn, không tính số đã bán và cho bà con trong vùng nuôi, hiện nay, ông có 300 con, và trở thành người có đàn gà re nhiều nhất ở Quảng Ngãi.
Gà re có hình dáng thấp, nhỏ và chân gà re có 2 màu chì và vàng; trọng lượng khi trưởng thành khoảng 1,2 kg/con.
Thời gian nuôi từ 7-12 tháng, lâu hơn so với 5-6 tháng của gà bình thường. Tuy có gốc từ gà rừng, thế nhưng bộ lông của gà re không sặc sỡ, mà chỉ có 3 màu: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng).
Với chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt nên gà re được người tiêu dùng ưa thích. Tuy giá bán có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không dễ để mua được.
Với giá bán cao và nhu cầu tiêu thụ lớn, nên trong tương lai gần, việc thu về hàng trăm triệu đồng/năm từ giống gà re của ông Rạch là chuyện trong tầm tay. Và điều có ý nghĩa không kém đó là ông Rạch đã góp phần lớn trong việc phát triển lại giống gà quý của cộng đồng người Hre ở Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân sản xuất hoa màu đều cho rằng khổ qua là giống “khó ăn” nhất vì lá và trái thường bị sâu bệnh, dễ héo dây và thối rễ

Cá chiên có ở các sông phía Bắc, được xếp vào loại “ngũ quý hà thủy”. Loài cá này có thịt thơm ngon nên giá thành cao. Một con cá chiên thường nặng khoảng 5 đến 7 kg. Có con to nặng đến 50 – 60 kg. Tuy nhiên, những năm qua, loài cá này bị khai thác nhiều nên số lượng cá chiên tại các sông, suối ngày càng cạn kiệt.

"Năm nay, khả năng cho trái của cây măng cụt chỉ đạt khoảng 25%, thậm chí có cây chẳng có trái nào. Không những năng suất không đạt mà giá cả cũng rớt. Năm trước, vào vụ, giá măng cụt dao động từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, còn năm nay, chỉ từ 27 đến 30 ngàn đồng/kg. Cứ đà này, nhà vườn sẽ đốn măng cụt trồng lại chôm chôm thôi…” - anh Lê Văn Vũ - ở ấp An Thạnh, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre) tâm sự.

21 giờ đêm ngày 15/5, chiếc chuyên cơ MH 6204 của hãng hàng không MasKargo (Malaysia) hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, chở theo 300 con bò sữa, bò tơ từ Úc để bổ sung vào nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước.

Những năm qua, kinh tế thủy sản Cà Mau có bước tiến đáng phấn khởi, bước đầu đã thoát khỏi tập quán sản xuất lạc hậu. Tuy nhiên, để tăng tốc hơn nữa, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD vào năm 2015