Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn
Ngày đăng: 23/06/2013

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh những năm qua diễn biến phức tạp, giá bán lợn thịt lại không ổn định, không được thị trường ưa chuộng do tỷ lệ nạc thấp.

Năm 2010 nhận thấy nhiều người dân và đơn vị trang trại trong tỉnh có nhu cầu chuyển giao con giống lợn ngoại, nhưng trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài trại cung cấp với số lượng giống ít ỏi, hơn nữa do tình hình dịch bệnh nên lợn giống nhập từ các tỉnh khác về phải có thời gian nuôi cách ly theo dõi, nên rất khó khăn cho người nuôi. Nắm bắt nhu cầu chị Nhi đã mạnh dạn thanh lý đàn giống cũ, chuyển hướng cho trang trại của mình sang chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản nhằm cung cấp con giống có chất lượng tốt cho thị trường.

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi bước vào trang trại của chị Nhi là sự khoa học trong việc tổ chức chuồng trại. Trang trại rộng 6 ha, chị dành hơn 4 ha để xây dựng các công trình phụ trợ, đào ao thả cá, các khu xử lý rác, chất thải từ chuồng trại và trồng cây xanh. Chuồng nuôi được xây dựng kiên cố, có hệ thống chuồng lồng, cũi cho từng loại lợn, có đầy đủ hệ thống điện, nước rửa chuồng trại, nước tắm, nước uống, máng ăn tự động.

Thức ăn đảm bảo chất lượng được chị Nhi lựa chọn mua từ những công ty có uy tín. Giống lợn được nhập từ 2 đơn vị hàng đầu Việt Nam là Công ty France Hybrides và Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam, gồm 50 lợn nái giống Landrat và 50 lợn nái giống Yorkshire, cùng với 5 lợn đực giống ngoại thuộc thế hệ ông bà để sản xuất lợn nái ngoại.

Cùng với việc sử dụng thức ăn có chất lượng cao, chị Nhi còn bổ sung thêm chế phẩm Vườn sinh thái trung việt đã giúp đàn heo của chị tăng trọng nhanh hơn, giảm tiêu tốn thức ăn hơn so với không sử dụng từ 15 - 30%, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, toàn bộ chất thải từ lợn được xử lý bằng hầm Biogas. Kết hợp với việc thường xuyên phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, tiêm phòng đầy đủ định kỳ nên hoàn toàn cách ly với môi trường xung quanh. Nhờ vậy đàn heo giống sản xuất tại trang trại được đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Chị Nhi cho biết: Với 100 con lợn nái này, mỗi năm trang trại của chị sẽ cho ra khoảng 800 con lợn giống ngoại thích nghi với điều kiện thời tiết tại địa phương, đảm bảo an toàn dịch bệnh để cung cấp cho các trang trại chăn nuôi trong vùng. Ngoài ra trang trại của chị còn cung cấp cho thị trường hơn 200 tấn thịt lợn hơi.

Với giá bán lợn giống cao gấp 2 lần giá lợn thịt hiện nay, tổng doanh thu mỗi năm của chị đạt hơn 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, cho lãi 500 - 800 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, từ việc xử lý tốt hầm biôgas, khí từ bể còn dùng để chạy máy phát điện khi cần thiết, vừa cung cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình, vừa cung cấp cho một số hộ liền kề sử dụng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại của chị Nhi còn tạo việc làm ổn định cho 8 lao động với mức thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài phát triển chăn nuôi trong gia đình, chị Nhi còn giúp nhiều hộ chăn nuôi về giống lợn và tư vấn cho bà con nông dân từ khâu thiết kế chuồng trại đến quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại tiên tiến nhất.

Ông Trần Đức Nhu, Phó giám đốc Sở NN & PTNT nhận định, mô hình nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Nhi được xem là hiệu quả, cần được nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Thiệu Hóa Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững Huyện Thiệu Hóa Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững

Những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động.

31/10/2014
Kiểm Lâm Thanh Hóa Hoàn Thành Kế Hoạch Trồng Rừng 147 Kiểm Lâm Thanh Hóa Hoàn Thành Kế Hoạch Trồng Rừng 147

Năm 2014, Kiểm lâm Thanh Hóa được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng mới 2.525 ha rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành sớm kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm, 10 hạt kiểm lâm cấp huyện đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.

31/10/2014
Thanh Tra, Kiểm Tra 361 Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Thanh Tra, Kiểm Tra 361 Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Trong 10 tháng năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tổ chức 6 đợt thanh tra, kiểm tra đối với 361 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV về điều kiện an toàn lao động, nhãn mác, chất lượng thuốc; việc thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc; lấy mẫu thuốc kiểm tra nhãn mác, chất lượng thuốc...

31/10/2014
10 Tháng, Giá Trị Hàng Hóa Xuất Khẩu Đạt Hơn 912 Triệu USD 10 Tháng, Giá Trị Hàng Hóa Xuất Khẩu Đạt Hơn 912 Triệu USD

Như vậy, xuất khẩu 10 tháng năm 2014 tăng khá so với cùng kỳ, do một số mặt hàng truyền thống tăng, như: xuất khẩu ớt muối tăng 15,8%, đặc biệt là chả cá surimi tăng gấp 2 lần, tăm hồ tinh bột cứng tăng 9,3%, ba lô du lịch tăng 56,7%, bóng đá tăng 15,5%, hàng may mặc tăng 22,2, giày tăng 38,79%, đá ốp lát tăng 4,9%...

31/10/2014
Thị Xã Sầm Sơn Hơn 500 Lao Động Có Việc Làm Nhờ Phát Triển Làng Nghề Vỏ Ốc Thị Xã Sầm Sơn Hơn 500 Lao Động Có Việc Làm Nhờ Phát Triển Làng Nghề Vỏ Ốc

Đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất vỏ ốc đang có những bước phát triển mới, góp phần tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi cơ sở, làng nghề đạt từ 40 - 60 triệu đồng.

31/10/2014