Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Phụ Nữ Không Cam Chịu Đói Nghèo

Người Phụ Nữ Không Cam Chịu Đói Nghèo
Ngày đăng: 18/06/2013

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.

Xây dựng gia đình năm 1984, lúc đó chị mới 18 tuổi. Vợ chồng tay trắng khi ra ở riêng, bố mẹ chỉ để lại ít ruộng. Sau vài năm, chị sinh 3 cháu. Anh chị bươn chải ngày đêm vừa làm ruộng, vừa đi làm công. Nhìn 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn mà phải chịu thiếu thốn đủ điều, nay ốm mai đau, nhiều đêm chị không chợp được mắt với câu hỏi trăn trở trong đầu “làm gì để thoát cảnh đói nghèo khi cả gia đình phụ thuộc vào mảnhruộng”? Câu hỏi đó đã đưa chị đến quyết định phải thay đổi cách làm ăn.

Với lợi thế nhà gần trung tâm xã, điều kiện giao thông thuận lợi, hai vợ chồng bàn bạc nhau vay tiền nuôi lợn. Ban đầu chị nuôi 2 con lợn. Những năm đầu thật khó khăn vì chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc lợn chậm lớn. Vất vả nhiều nhưng hiệu quả chưa cao.

Thế rồi chị đi học hỏi kinh nghiệm trong sách vở, qua tập huấn để đỡ vất vả mà lợi nhuận cũng cao hơn. Nhờ chăm chỉ và chịu khó chăm sóc đàn lợn lớn nhanh như thổi. Một năm, chị bán trung bình cũng được 3 lứa, lãi bình quân một năm cũng được hơn 50 triệu đồng. Được vài năm, trả xong nợ, tích cóp được khoản vốn hai vợ chồng quyết tâm mua máy xay, sát vừa để phục vụ bà con trong xã vừa để phục vụ gia đình.

Sau đó chị mua thêm ruộng và mở rộng chăn nuôi. Bây giờ, chị đã có trong tay 8.000 m2 ruộng lúa cấy, hơn 5.000 m2 rừng. Thu hoạch từ lúa, nuôi lợn, xay sát bình quân mỗi năm trên 70 triệu đồng, một số tiền không nhỏ với người nông dân ở vùng đất khó khăn này. Có của ăn, của để, chị làm lại nhà, mua ti vi, xe máy. Hiện nay, người con lớn của chị đã lập gia đình, hai người con út đang học Cao đẳng sư phạm Hòa Bình.

Không chỉ chăm lo làm ăn cho gia đình, chị còn là hội viên tích cực của Hội phụ nữ xã. Những năm gần đây để giúp nhau làm kinh tế chị có sáng kiến quyên góp tiền để các các hội viên giúp nhau làm kinh tế. Mỗi hội viên một tháng đóng 100 nghìn đồng mua ngô, sắn để chăn nuôi lợn. Những hội viên có điều kiện kinh tế khó khăn được nhận trước. Nhờ sáng kiến này mà nhiều hội viên là phụ nữ đã có điều kiện đầu tư chăn nuôi thoát được đói nghèo. Tuy không còn giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ nhưng không có kỳ sinh hoạt Hội nào chị vắng mặt. Gia đình chị nhiều năm liền được công nhận Gia đình văn hoá.


Có thể bạn quan tâm

Cần Sớm Tìm Giải Pháp Hạn Chế Tổn Thất Chất Lượng Cá Ngừ Đại Dương Cần Sớm Tìm Giải Pháp Hạn Chế Tổn Thất Chất Lượng Cá Ngừ Đại Dương

Cá ngừ đại dương là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Khánh Hòa. Thông qua hoạt động này, giá trị của sản phẩm đã dần được khẳng định trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

11/04/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Trang Trại Ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) Phát Triển Chăn Nuôi Trang Trại Ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi hiện đang phát triển khá mạnh. Nhiều nông dân đã đầu tư công sức, tiền của để xây dựng những trang trại có quy mô lớn, đem lại thu nhập cao cho bản thân và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân...

11/04/2014
Người Nuôi Ong Ở Sa Pa Chật Vật Khôi Phục Đàn Ong Mật Người Nuôi Ong Ở Sa Pa Chật Vật Khôi Phục Đàn Ong Mật

Mùa xuân trăm hoa đua nở, nhưng vẫn khiến những người nuôi ong mật trên đất SaPa (Lào Cai) “đi ra thở ngắn, đi vào thở dài”. Cũng chỉ tại “ông trời” gây mưa tuyết trung tuần tháng 12/2013 đã giết chết hầu hết số ong nuôi lấy mật.

11/04/2014
Triển Vọng Mới Cho Khoai Lang Đồng Thái (Hà Nội) Triển Vọng Mới Cho Khoai Lang Đồng Thái (Hà Nội)

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, ngày 8/4/2014, nhãn hiệu Khoai lang Đồng Thái của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức được Sở KH&CN Hà Nội công bố, mở ra một tương lai mới cho cây trồng truyền thống này.

11/04/2014
Cánh Đồng Mẫu Lớn Tân An Luông Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP Cánh Đồng Mẫu Lớn Tân An Luông Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

11/04/2014