Người nuôi tôm đồng loạt treo ao

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kì năm 2014, trong đó mặt hàng tôm giảm gần 25%.
Công ty bán giống tôm đóng cửa, ao nuôi để nứt nẻ, máy móc bỏ không là tình trạng chung của hàng ngàn hộ nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Theo người nuôi, khó khăn lớn nhất là về con giống vì giá cao nhưng hay bị chết. Bên cạnh đó, thiếu vốn và giá thu mua giảm gần một nửa so với năm 2014 khiến họ cảm thấy bất an. Theo tính toán, sau khi trừ chi phí, người nuôi tôm quy mô công nghiệp gần như đang làm không công.
Mùa vụ tôm năm 2015, toàn khu vực ĐBSCL hiện giảm tới 1/3 tổng diện tích thả giống. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng treo ao nhiều nhất tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp.
Hiện ngành nông nghiệp các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã ra khuyến cáo các hộ dân không nên tiếp tục thả tôm và chờ giá lên để tránh gặp rủi ro.
Tình hình xuất khẩu nếu tiếp tục còn gặp khó khăn, diện tích treo ao không thể đoán trước được sẽ tăng lên mức độ nào.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá vồ đém có đầu ra luôn ổn định, giá cao. Thời gian nuôi dài hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp.

Các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật… cho bà con nông dân.

Ngày 19/5, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau tổ chức thả con giống nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ngày 20-5, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh) đã có kết quả khảo sát nhanh về nguyên nhân gây nên tình trạng cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tại khu vực quận Tân Bình) vào ngày 18 và 19-5 vừa qua.

Nhiều hộ nuôi tôm ở các vùng ven biển ĐBSCL đang điêu đứng khi giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng đồng loạt kéo nhau rớt giá. Chẳng những thất vọng về giá, người nuôi tôm còn chịu cảnh dịch bệnh tràn lan khiến tôm chết la liệt. Vụ tôm nuôi 2015 đang đứng trước nguy cơ đổ nợ…