Người nuôi ốc hương chờ giá

Thu hoạch ốc hương nuôi ở vịnh XUân Đài (TX Sông Cầu)
Anh Nguyễn Sang, một người nuôi ốc hương, thuê đìa ở cạnh vịnh Xuân Đài rộng 2.000m2, trong đó 1.500m2 nuôi ốc hương còn 500m2 dùng chứa nước.
Cách đây 5 tháng, anh thu hoạch 3 tấn ốc hương bán với giá 230.000đồng/kg, doanh thu trên 600 triệu đồng, trừ các khoản chi phí anh thu lãi trên 300 triệu đồng.
Sau vụ nuôi đầu, anh Sang đầu tư nuôi tiếp, đến nay, ốc hương rớt giá mạnh, nếu bán sẽ lỗ nên anh tiếp tục nuôi chờ giá tăng.
Anh Sang cho biết: Chi phí nuôi 1.500m2 ốc hương, từ khâu thuê đìa, con giống đến thức ăn, công chăm sóc sau 6 tháng đội lên khoảng 450 triệu đồng, trong khi đó nếu thu 3 tấn ốc hương bán với giá hiện nay chỉ được 435 triệu đồng, lỗ 15 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi, nghề nuôi ốc hương chú trọng kỹ thuật nuôi, vì rủi ro lớn hơn tôm hùm.
Ốc hương khi bị nhiễm bệnh sẽ chết sạch đìa, mình ốc thối rữa, còn tôm hùm chết lai rai, có thể vớt vát bán được.
Vì vậy, để ốc hương không bị nhiễm bệnh khi nuôi, đìa phải được tạo oxy thường xuyên, lắp nguồn (máy quay) quạt nổi tạo oxy trên bề mặt và các nguồn lủi âm dưới đìa để sục khí.
Đặc biệt, người nuôi phải thường xuyên cào vớt thức ăn thừa dưới đầm để nước không bị ô nhiễm.
Nghề nuôi nhọc công, tuy nhiên từ năm 2014 đến trung tuần tháng 7/2015, nghề nuôi ốc hương trong đìa ở đây trúng vì ốc hương phát triển tốt, giá cả ổn định; nay giá ốc hạ, nhiều người “méo mặt”.
Còn anh Nguyễn Văn Tùng, một người nuôi ốc hương ở đầm Cù Mông cho biết: Con giống hiện nay mua 10 vạn con với giá 70 triệu đồng, thả nuôi đìa rộng 1.500m2.
Ốc hương lớn đều đặn đến tháng thứ 5 thì “sai 15” (tức là 150 con/kg), thu gần 1,5 tấn ốc thành phẩm.
Tuy nhiên với giá như hiện nay thì chi phí tiền đầu tư thức ăn, giống, thuê đìa, công nuôi tính ra lỗ.
Nhiều người nuôi ốc hương ở đây vẫn nuôi thêm thời gian, chờ giá lên.
Theo một thương lái mua ốc hương ở TX Sông Cầu, hiện là mùa mưa, nhiều người nuôi ốc hương ở các nơi khác tranh thủ thu hoạch để tránh nước ngọt xâm lấn ao đìa, số lượng ốc hương bán ra thị trường nhiều nên giá giảm.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, diện tích nuôi trồng cá mú, cá chẽm, ốc hương, cua trong đìa 302ha, trong đó khoảng 13ha nuôi ốc hương.
Thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở đây mang tính tự phát, người nuôi chưa tuân theo quy hoạch cũng như lịch thời vụ, nuôi lấn qua mùa mưa.
Ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường, người nuôi còn đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.

Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Đó là ông Võ Tuấn Tú, hiện ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Quê ở xã Phước Hòa - Tuy Phước, là vùng cuối nguồn sông và ven đầm Thị Nại, ông gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu trên đất quê mình, nên có khá nhiều kinh nghiệm trong nghề.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay, tình hình chăn nuôi trong cả nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh và giá cả, dẫn tới tổng đàn gia súc, gia cầm giảm rõ rệt. Ở hầu hết các tỉnh, thành số lượng trâu bò đều giảm, hiện đàn trâu trên cả nước chỉ còn 2,59 triệu con (giảm 2,54%) và đàn bò có 5,14 triệu con (giảm 3,16%). Riêng đàn bò sữa vẫn phát triển với 174.700 con, tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2012.