Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Lợn Ngại Tái Đàn

Người Nuôi Lợn Ngại Tái Đàn
Ngày đăng: 17/07/2011

Khi hàng nông sản nào được giá, bán chạy, nông dân lại đổ xô vào đầu tư nuôi, trồng. Vậy mà lần này, giá thịt lợn cao ngất ngưởng, người chăn nuôi ở miền Bắc vẫn chẳng muốn tái đàn, hoặc nếu có cũng chỉ nuôi cầm chừng.

Từ một trang trại nuôi gần trăm nái lợn, vài trăm đầu lợn thịt đủ các lứa tuổi kế tiếp nhau, mỗi lần xuất chuồng cũng khoảng gần chục tấn lợn hơi, gia đình chị Nguyễn Thị Phượng (Nông trường Tam Đảo, Vĩnh Phúc) giờ chỉ còn gần 30 con lợn nái.

Chuồng “treo”, nuôi cầm chừng

"Hiện giờ giá thịt lợn có tăng cao, nhưng thức ăn chăn nuôi còn tăng cao hơn. Đầu vào cho nuôi lợn rất lớn, tính ra chẳng có lãi bao nhiêu, chưa kể sau đó có thể giá lại sẽ giảm đi thì lỗ là cái chắc" - chị Phượng cho biết.

Ông Lưu Công Hòa - Giám đốc Trung tâm Giống Nghệ An, cũng thừa nhận hiện nay tình trạng “treo” trại, bỏ chuồng là khá phổ biến. Những trang trại lớn thì giảm quy mô chăn nuôi, còn xu hướng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì không thích nuôi lợn nữa, nhiều hộ đã bỏ hẳn.

Ông Trần Đăng Phôi ở thôn Thái Thịnh, thị trấn Hòa Mạc (Duy Tiên, Hà Nam), một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng có thời điểm cũng nuôi đến hơn 200 con lợn thịt và nái, vậy mà đã bỏ chuồng không 3 tháng nay. "Giá thức ăn tăng cao từ 30-35%, lãi suất ngân hàng từ 20-25% nhưng vẫn khó tiếp cận nên phải đi vay lãi ngoài với lãi suất đến 30%, giờ chúng tôi cũng sợ nuôi lợn lắm rồi"- ông Phôi ngao ngán. Còn anh Trần Văn Lưu (thôn Nam Sơn, xã Thiện Phiến, Tiên Lữ, Hưng Yên) trăn trở: "Người nuôi lợn chúng tôi chẳng khác nào quanh năm đi đánh bạc. Khi giá lợn cao thì chưa xuất chuồng được, đến thời điểm xuất chuồng giá lại xuống".

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ giảm là khá rõ rệt, khoảng 15-20%, thậm chí có địa phương lên tới 30%. Tuy nhiên, ông Sơn cũng trấn an rằng, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tuy giảm, nhưng số đầu lợn vẫn tăng. "Trước đây, hộ gia đình chỉ nuôi 1-2 con nhưng bây giờ các hộ nuôi ít nhất cũng từ 5-10 con trở lên"- ông Sơn cho biết.

Tiềm ẩn thua lỗ nếu... tái đàn

Ông Nguyễn Văn Ry - Tổng Công ty Chăn nuôi VN cho biết, giá lợn tăng cao hiện nay chủ yếu là do mất cân đối cung - cầu. Theo ông Ry, việc thành lập Quỹ Bình ổn giá thịt lợn là cần thiết nhưng khó có thể làm trong một sớm một chiều. Để giải quyết những vấn đề trước mắt cần phải đặc biệt chú trọng ưu tiên "đầu vào" như kiểm soát giá thức ăn, ưu tiên cung cấp điện nước, hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với các chủ trang trại và nông hộ.

Hiện tổng đàn lợn của Hà Nam giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tái đàn gặp khó khăn do thiếu vốn vì ngân hàng siết chặt tín dụng, lãi suất cao (25%). (Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam)

Ông Lê Văn Hiển - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thanh Hóa cho biết, có một nghịch lý là tình hình sản xuất đã tương đối ổn định, giá thịt lợn có lợi cho nông dân, nhưng tổng đàn lợn trên địa bàn lại giảm khoảng 3%. Một thực tế khác là hiện nay là giá lợn giống quá cao. Theo Cục Chăn nuôi, giá lợn giống từ tháng 1 đến nay tăng từ 35-43%.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cảnh báo: "Nếu 6 tháng cuối năm thị trường trong nước thiết lập mặt bằng giá mới và có thể xuất hiện chiều hướng giảm từ cuối tháng 8, nhất là với mặt hàng thịt lợn hơi, thì người chăn nuôi có nguy cơ thua lỗ do giá giống đầu vào quá cao"


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thành Vượt Mức Chỉ Tiêu Mua Tạm Trữ Lúa Gạo Hoàn Thành Vượt Mức Chỉ Tiêu Mua Tạm Trữ Lúa Gạo

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).

07/08/2013
Khởi Động Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Bền Vững Khởi Động Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Bền Vững

Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.

07/08/2013
Cần Một Hướng Mở Cho Người Nuôi Tôm Ở Quảng Xá Cần Một Hướng Mở Cho Người Nuôi Tôm Ở Quảng Xá

Trong chuyến công tác về xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tình cờ chúng tôi được gặp những người nông dân trong Hiệp hội nuôi tôm Quảng Xá. Hầu hết những nông dân này đều ở độ tuổi 7X, là những người cần cù, năng động và có nhiều sáng tạo trong làm ăn. Tuy nhiên, do rủi ro trong sản xuất dẫn đến nhiều người phải trắng tay, nợ ngân hàng và điều quan trọng hơn đó là họ chưa có định hướng mới trong sản xuất với những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả như hiện nay.

09/08/2013
Người Nuôi Cá Tra Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Liên Kết Doanh Nghiệp Để Sống Cầm Cự Người Nuôi Cá Tra Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Liên Kết Doanh Nghiệp Để Sống Cầm Cự

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...

09/08/2013
Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường

Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.

09/08/2013