Người Nuôi Heo Lao Đao

Giá heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL đang giảm thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lao đao. Tại Tiền Giang, đến chiều 2-4, giá heo hơi chỉ còn 4 - 4,2 triệu đồng/tạ, thậm chí có nơi như huyện Chợ Gạo chỉ còn 3,8 triệu đồng/tạ nhưng kêu bán rất khó.
Tại vùng nuôi heo trọng điểm ở Đồng Tháp như thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, giá heo hơi 4,7 - 4,8 triệu đồng/tạ vào đầu tháng 3 nay rớt xuống còn 4,2 triệu đồng/tạ. Theo tính toán của chi cục thú y các tỉnh, với giá heo hơi hiện nay hầu như người chăn nuôi không có lời, thậm chí lỗ, bởi giá con giống, thức ăn, thuốc thú y… đều cao.
Giá heo hơi ở ĐBSCL giảm mạnh và khó tiêu thụ.
Đáng lo ngại là gần đây có nhiều người lo ngại bệnh nên quay lưng với việc tiêu thụ thịt heo. Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, sau khi nghe Chi cục Thú y TPHCM thông báo có một số mẫu heo ở Tiền Giang nhiễm chất cấm, tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT kết hợp cùng Chi cục Thú y và các ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt heo… trên phạm vi toàn tỉnh. Đến nay, chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào bị nhiễm chất cấm.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người chăn nuôi không sử dụng những chất tạo nạc, chất cấm… Ông Hóa cho rằng, heo bị nhiễm chất cấm chỉ là số ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng đàn heo khoảng 500.000 - 600.000 con của Tiền Giang. Hiện ngành chức năng đang kiểm soát chặt từ đầu vào đến đầu ra, do đó người tiêu dùng không nên quá lo ngại mà “tẩy chay” với thịt heo, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.

Hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, khép kín; hệ thống bể sản xuất và ương giống xây dựng theo kiểu nhà kính… Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động, công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.

Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.

Trước áp lực siết nợ từ ngân hàng, đã có không ít hộ nông dân nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL quyết định chuyển sang nuôi gia công, thậm chí bán một phần tư liệu sản xuất để giải quyết nợ. Trong khi đó, chính sách khoanh nợ cho đối tượng này, có hiệu lực vào đầu tháng 11-2014, liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?