Người Nuôi Heo Lao Đao

Giá heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL đang giảm thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lao đao. Tại Tiền Giang, đến chiều 2-4, giá heo hơi chỉ còn 4 - 4,2 triệu đồng/tạ, thậm chí có nơi như huyện Chợ Gạo chỉ còn 3,8 triệu đồng/tạ nhưng kêu bán rất khó.
Tại vùng nuôi heo trọng điểm ở Đồng Tháp như thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, giá heo hơi 4,7 - 4,8 triệu đồng/tạ vào đầu tháng 3 nay rớt xuống còn 4,2 triệu đồng/tạ. Theo tính toán của chi cục thú y các tỉnh, với giá heo hơi hiện nay hầu như người chăn nuôi không có lời, thậm chí lỗ, bởi giá con giống, thức ăn, thuốc thú y… đều cao.
Giá heo hơi ở ĐBSCL giảm mạnh và khó tiêu thụ.
Đáng lo ngại là gần đây có nhiều người lo ngại bệnh nên quay lưng với việc tiêu thụ thịt heo. Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, sau khi nghe Chi cục Thú y TPHCM thông báo có một số mẫu heo ở Tiền Giang nhiễm chất cấm, tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT kết hợp cùng Chi cục Thú y và các ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt heo… trên phạm vi toàn tỉnh. Đến nay, chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào bị nhiễm chất cấm.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người chăn nuôi không sử dụng những chất tạo nạc, chất cấm… Ông Hóa cho rằng, heo bị nhiễm chất cấm chỉ là số ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng đàn heo khoảng 500.000 - 600.000 con của Tiền Giang. Hiện ngành chức năng đang kiểm soát chặt từ đầu vào đến đầu ra, do đó người tiêu dùng không nên quá lo ngại mà “tẩy chay” với thịt heo, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Về bản Mường Nhé, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Hoa - là một trong những phụ nữ điển hình đưa kinh tế gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.

Đó là cái tên thân thương bà con đặt cho anh Lâm Văn Linh, dân tộc Khmer xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu. Với anh, việc gì có lợi cho bà con là anh làm hết sức mình...

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có khoảng 1.100 ha nuôi tôm chân trắng, chiếm 50% diện tích NTTS, trong đó vùng nuôi tôm chân trắng nhiều nhất là các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và TP Cam Ranh.

Nuôi bò thịt là việc làm quen thuộc của dân ta từ lâu đời. Giống bò phổ biến là con bò vàng. Do tầm vóc nhỏ nên bà con đặt cho nó cái tên là “bò cóc”.

Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.