Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Gà Lại Lỗ

Người Nuôi Gà Lại Lỗ
Ngày đăng: 30/07/2014

Sau một thời gian ngắn giá gà công nghiệp tại trại chăn nuôi đạt mức 35.000-36.000 đồng/kg nhưng cả tuần qua, giá giảm mạnh chỉ còn 26.000 đồng/kg

Giá gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi ở các tỉnh miền Đông (khu vực chiếm 2/3 sản lượng gà công nghiệp của cả nước), 2 tuần qua còn 26.500 đồng/kg (giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng).

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, cho biết gần như ngày nào giá gà cũng bị giảm, nhiều chủ trại gà hốt hoảng phải bán tháo làm cho giá càng giảm sâu.

Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi, có 3 nguyên nhân khiến giá gà công nghiệp giảm trong thời gian qua là thời điểm tháng 5 và tháng 6 giá gà tăng cao, lên đến 37.000 - 38.000 đồng/kg nên các công ty và người chăn nuôi ồ ạt tăng đàn.

Riêng thị trường phía Nam, tỉ lệ tăng đàn ước lên đến 10%, từ trung bình 1,5 triệu con/tuần lên 1,7 triệu con. Thời điểm này rơi vào mùa nghỉ hè, thịt gà công nghiệp vốn tiêu thụ phần lớn ở phân khúc bếp ăn trường học, quán cơm. Nguyên nhân khác là do lượng thịt nhập khẩu về tăng đột biến trong tháng 5 và 6, lên đến gần 10.000 tấn thịt gà.

Giá gà tại các trại giảm sâu nhưng giá bán lẻ đến tay người dùng lại không hề giảm, người tiêu dùng vẫn đang phải mua thịt gà công nghiệp ở mức cao từ 50.000-60.000 đồng/kg. Đúng ra giá gà tại trại chăn nuôi giảm 10.000 đồng/kg thì giá bán lẻ phải giảm tương ứng, hoặc ít nhất phải giảm 5.000-6.000 đồng để chia sẻ với người tiêu dùng cũng như người chăn nuôi. Nhưng giá gà trên thị trường vẫn cao, cho thấy khâu trung gian, bán lẻ thịt gà trên thị trường hưởng lãi rất lớn.

Sau một thời gian bán tháo gà do giá giảm mạnh, nguồn cung cấp không còn nhiều nên từ đầu tuần này giá gà công nghiệp đã tăng trở lại lên 30.000-31.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá trên người nuôi vẫn chưa có lãi, do giá thành chăn nuôi hiện nay lên đến 32.000 đồng/kg. Theo ông Ngọc, với mức giá tăng lên này người nuôi lại đổ xô nuôi gà, tăng đàn dẫn đến dư thừa và điệp khúc rớt giá lại tiếp diễn dẫn đến nợ nần, thua lỗ đối với người chăn nuôi.

Trứng gà từ trang trại chăn nuôi có giá trung bình 1.700 đồng/trứng, cộng với chi phí vận chuyển, làm sạch, đóng gói từ 235-250 đồng.

Nhưng khi giá bán đến tay người dùng lên đến 2.500 đồng/trứng, chênh lệch hơn 500 đồng/trứng. Trong khi người chăn nuôi đầu tư hàng tỉ đồng, với thời gian nuôi hơn 6 tháng, chịu lãi suất và nhiều rủi ro thị trường, dịch bệnh nhưng cũng chỉ lãi hơn 100 đồng/trứng. Đó là thời điểm được giá, còn phần lớn thời gian trong năm người nuôi gà đẻ phải bán dưới giá thành.

Được biết 6 tháng đầu năm, người nuôi gà phải chịu lỗ nặng, do giá bán thấp hơn giá thành. Thời điểm này, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi chỉ còn 900-1.400 đồng/trứng nhưng giá bán trên thị trường vẫn duy trì ở mức 2.300 đồng/trứng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7, giá trứng gà tại trại vừa nhích lên 1.800-1.900 đồng/trứng, ngay lập tức thị trường đẩy giá lên khoảng 10%.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Nai Dễ Làm, Lãi Lớn Nuôi Nai Dễ Làm, Lãi Lớn

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.

21/10/2013
Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

07/08/2013
Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

22/10/2013
Nghề Nghề "Độc" Dựng Cơ Nghiệp

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

20/06/2013
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

20/06/2013