Người Nuôi Gà Đồi Yên Thế Như Đang Ngồi Trên Đống Lửa

Dù không phải địa phương có dịch nhưng những ngày này, người chăn nuôi thương hiệu gà đồi Yên Thế như đang "ngồi trên lửa" vì giá gà giảm quá sâu.
Đã đến thời điểm xuất chuồng nhưng lứa gà lai chọi 1.000 con của gia đình anh Hiếu không thể bán vì thương lái trả quá rẻ. Nếu tính chi phí chăn nuôi thì tối thiểu anh phải bán giá 65.000 đồng/kg mới hòa vốn nhưng thương lái chỉ trả giá 42.000 đồng/kg. Nếu chấp nhận giá này, anh cầm chắc khoản lỗ vài chục triệu.
Anh Hiếu cho biết, từ trước Tết dù sức tiêu thụ lớn nhưng giá gà đã có dấu hiệu giảm, đến nay đã gần 5 tháng, giá thương lái trả cho người chăn nuôi càng giảm sâu hơn, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chỉ tăng mà không giảm. Vụ này gia đình anh Hiếu nắm chắc phần thua lỗ vì hiện anh vẫn còn lứa gà 3.000 con khác.
Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế cũng đang "ngồi trên đống lửa". Lo hỗ trợ bà con tiêu thụ gà, giá gà giảm quá sâu chưa biết giải quyết thế nào, giờ tất cả lại phải căng sức vào việc chống dịch. Nếu không may dịch bùng phát thì nguy cơ 2,5 triệu con gà trên toàn địa bàn coi như mất trắng.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.

Nhiều nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán mà phải trồng riêng để ăn. Bởi vì rau họ ăn thì không phun thuốc, còn rau đem bán thì có phun thuốc.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trong mấy ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, như: Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh… xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây thiệt hại về nhà cửa, nhiều diện tích cây trồng, rau màu bị gãy đổ, ngập úng… Mưa dông kèm lốc xoáy cũng thường xuyên xảy ra từ đầu mùa mưa và dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới càng khiến người dân lo lắng.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi bò sinh sản, mang lại hiệu quả thiết thực.

Qua kết quả rà soát diện tích vườn cây ăn trái mới đây của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện có 4.435ha diện tích vườn cây ăn trái, tăng khoảng 300ha so thời điểm năm 2012, trong đó diện tích quýt hồng giảm từ 1.088ha xuống còn 748ha, ngược lại quýt đường tăng mạnh, từ 650ha lên 1.313ha; diện tích trồng cam (cam dây, cam xoàn, cam sành) cũng tăng từ 600ha lên 900ha; cây nhãn giảm khá nhiều từ 520ha xuống còn 413ha.