Người Nuôi Dông Điêu Đứng

Gần 10 năm trở về trước, nhà nhà ở Phú Quý (Bình Thuận) nuôi dông.
Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.
Khi đó một số người dân tự vào đất liền tìm đầu ra cho con dông Phú Quý, sau đó thì ký hợp đồng cung cấp dông cho các nhà hàng tại Phan Thiết, rồi dần ra Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Thu nhập ròng (đã trừ chi phí) của người nuôi dông Phú Quý từ 50 - 60 triệu đồng/ năm. Thậm chí người nuôi nhiều đến 100 triệu đồng/ năm. Từ đó mô hình nuôi dông thương phẩm trên đảo Phú Quý phát triển khá nhanh. Theo thống kê có thời điểm, Phú Quý trên 100 hộ nuôi dông.
Từ đầu năm 2013 đến nay, các nhà hàng trong đất liền không có nhu cầu đặt hàng con dông nữa, hoặc có nhưng với giá rất thấp, chỉ còn 200.000 đồng/kg, và phải là dông đực, trọng lượng từ 3 - 6 lạng trở lên, còn dông cái thì không mua. Trong khi đó, để có 1 ký dông thịt, người nuôi trên đảo phải mất từ 170.000 - 180.000 đồng cho nhiều khoản chi phí. Người nuôi dông trên đảo vì vậy mà điêu đứng.
“Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi chưa bán được 1 ký dông nào vì giá quá thấp... Nếu bán 1 ký dông, tôi lỗ mất 90.000 đồng. Giờ chỉ còn biết “nuôi cầm chừng chờ giá lên”, ông Nguyễn Thửu – xã Tam Thanh là một trong những người nuôi dông số lượng lớn trên đảo, cho biết.
Điều dễ thấy ở nuôi con dông là sự dễ nuôi, thức ăn đa dạng có sẵn từ thiên nhiên, cho nên dù dông mất giá, không có đầu ra nhưng đa số người nuôi vẫn chờ đợi một cơ hội. Một thực tế khó chấp nhận là hiện nay giá dông giống trên đảo chỉ còn 290.000 đồng/kg, nhưng ngược lại giá dông bán thịt lại ở mức 200.000 đồng/kg. Đây cũng là lời cảnh báo cho những hộ gia đình đang nuôi và dự định nuôi dông cần phải cân nhắc kỹ đầu ra để tính toán, cũng như thường xuyên nắm thông tin thị trường, tránh bị thiệt hại về kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25/9, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện triển khai thí điểm mô hình khai thác - bảo quản - thu mua - xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, huyện Bình Đại đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 1107, ngày 22-5-2014 xác định thủy sản là then chốt để tập trung tái cơ cấu.

Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.

Kể từ đầu tháng 7, giá tôm đã tăng do nhu cầu từ các thị trường phương Tây tăng trở lại. Nhu cầu NK từ Nhật Bản vẫn còn chậm. Trong quý I/2014, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới vẫn thấp hơn mức dự kiến. Tuy nhiên, NK vào các thị trường Mỹ và EU tăng lên. Sản lượng tôm nói chung ở mức thấp đã đẩy giá tôm tăng lên. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường nguồn cung tôm nguyên liệu thông qua NK từ Nam Á và Mỹ Latinh.

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.