Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Dông Điêu Đứng

Người Nuôi Dông Điêu Đứng
Ngày đăng: 12/08/2013

Gần 10 năm trở về trước, nhà nhà ở Phú Quý (Bình Thuận) nuôi dông.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

Khi đó một số người dân tự vào đất liền tìm đầu ra cho con dông Phú Quý, sau đó thì ký hợp đồng cung cấp dông cho các nhà hàng tại Phan Thiết, rồi dần ra Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Thu nhập ròng (đã trừ chi phí) của người nuôi dông Phú Quý từ 50 - 60 triệu đồng/ năm. Thậm chí người nuôi nhiều đến 100 triệu đồng/ năm. Từ đó mô hình nuôi dông thương phẩm trên đảo Phú Quý phát triển khá nhanh. Theo thống kê có thời điểm, Phú Quý trên 100 hộ nuôi dông.

Từ đầu năm 2013 đến nay, các nhà hàng trong đất liền không có nhu cầu đặt hàng con dông nữa, hoặc có nhưng với giá rất thấp, chỉ còn 200.000 đồng/kg, và phải là dông đực, trọng lượng từ 3 - 6 lạng trở lên, còn dông cái thì không mua. Trong khi đó, để có 1 ký dông thịt, người nuôi trên đảo phải mất từ 170.000 - 180.000 đồng cho nhiều khoản chi phí. Người nuôi dông trên đảo vì vậy mà điêu đứng.

“Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi chưa bán được 1 ký dông nào vì giá quá thấp... Nếu bán 1 ký dông, tôi lỗ mất 90.000 đồng. Giờ chỉ còn biết “nuôi cầm chừng chờ giá lên”, ông Nguyễn Thửu – xã Tam Thanh là một trong những người nuôi dông số lượng lớn trên đảo, cho biết.

Điều dễ thấy ở nuôi con dông là sự dễ nuôi, thức ăn đa dạng có sẵn từ thiên nhiên, cho nên dù dông mất giá, không có đầu ra nhưng đa số người nuôi vẫn chờ đợi một cơ hội. Một thực tế khó chấp nhận là hiện nay giá dông giống trên đảo chỉ còn 290.000 đồng/kg, nhưng ngược lại giá dông bán thịt lại ở mức 200.000 đồng/kg. Đây cũng là lời cảnh báo cho những hộ gia đình đang nuôi và dự định nuôi dông cần phải cân nhắc kỹ đầu ra để tính toán, cũng như thường xuyên nắm thông tin thị trường, tránh bị thiệt hại về kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Đổi Đời Nhờ Nuôi Ếch Đổi Đời Nhờ Nuôi Ếch

Anh Võ Văn Nhân (36 tuổi) ở thôn Xuân An, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình nuôi ếch công nghiệp, với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

08/04/2014
Trại Lợn Trại Lợn "Âm Tính" Với Dịch Bệnh

Trại lợn Minh Châu (thuộc Công ty TNHH Minh Châu), đơn vị hợp tác với Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam (100% vốn của Thái Lan) là nơi sản xuất lợn giống duy nhất miền Bắc được công nhận “âm tính” với dịch bệnh.

08/04/2014
Người Chăn Nuôi Tự Cứu Mình Người Chăn Nuôi Tự Cứu Mình

Thời gian qua, sức tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh giảm mạnh do dịch cúm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ, trại chăn nuôi gia cầm. Ông Nguyễn Hữu Liên, một hộ chăn nuôi gà ta tại xã Đá Bạc (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, hơn 1.000 con gà của nhà ông quá lứa đã gần 2 tháng nay nhưng không bán được, mỗi ngày ông còn tốn 1 triệu đồng tiền thức ăn cho gà.

08/04/2014
Bắp Vụ Đông - Xuân Đạt Năng Suất 10 Tấn/hécta Bắp Vụ Đông - Xuân Đạt Năng Suất 10 Tấn/hécta

Tin từ Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), cây bắp đông - xuân 2013-2014 tại huyện phát triển tốt, năng suất ổn định, năng suất bình quân ước đạt từ 9-10 tấn/hécta (tương đương năng suất với niên vụ đông - xuân 2012-2013).

08/04/2014
Vùng Khóm Đồng Dinh Bị Bệnh Héo Lá, Giảm Năng Suất Vùng Khóm Đồng Dinh Bị Bệnh Héo Lá, Giảm Năng Suất

Hơn 1 năm qua, vùng trồng khóm Đồng Dinh (Phú Hòa - Phú Yên) rộng 500ha xuất hiện bệnh héo đỏ lá. Hiện loại bệnh này không có thuốc trị khiến khóm “xuống sức” kéo theo giảm năng suất, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỉ đồng.

08/04/2014