Người Nuôi Dông Điêu Đứng

Gần 10 năm trở về trước, nhà nhà ở Phú Quý (Bình Thuận) nuôi dông.
Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.
Khi đó một số người dân tự vào đất liền tìm đầu ra cho con dông Phú Quý, sau đó thì ký hợp đồng cung cấp dông cho các nhà hàng tại Phan Thiết, rồi dần ra Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Thu nhập ròng (đã trừ chi phí) của người nuôi dông Phú Quý từ 50 - 60 triệu đồng/ năm. Thậm chí người nuôi nhiều đến 100 triệu đồng/ năm. Từ đó mô hình nuôi dông thương phẩm trên đảo Phú Quý phát triển khá nhanh. Theo thống kê có thời điểm, Phú Quý trên 100 hộ nuôi dông.
Từ đầu năm 2013 đến nay, các nhà hàng trong đất liền không có nhu cầu đặt hàng con dông nữa, hoặc có nhưng với giá rất thấp, chỉ còn 200.000 đồng/kg, và phải là dông đực, trọng lượng từ 3 - 6 lạng trở lên, còn dông cái thì không mua. Trong khi đó, để có 1 ký dông thịt, người nuôi trên đảo phải mất từ 170.000 - 180.000 đồng cho nhiều khoản chi phí. Người nuôi dông trên đảo vì vậy mà điêu đứng.
“Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi chưa bán được 1 ký dông nào vì giá quá thấp... Nếu bán 1 ký dông, tôi lỗ mất 90.000 đồng. Giờ chỉ còn biết “nuôi cầm chừng chờ giá lên”, ông Nguyễn Thửu – xã Tam Thanh là một trong những người nuôi dông số lượng lớn trên đảo, cho biết.
Điều dễ thấy ở nuôi con dông là sự dễ nuôi, thức ăn đa dạng có sẵn từ thiên nhiên, cho nên dù dông mất giá, không có đầu ra nhưng đa số người nuôi vẫn chờ đợi một cơ hội. Một thực tế khó chấp nhận là hiện nay giá dông giống trên đảo chỉ còn 290.000 đồng/kg, nhưng ngược lại giá dông bán thịt lại ở mức 200.000 đồng/kg. Đây cũng là lời cảnh báo cho những hộ gia đình đang nuôi và dự định nuôi dông cần phải cân nhắc kỹ đầu ra để tính toán, cũng như thường xuyên nắm thông tin thị trường, tránh bị thiệt hại về kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Trên cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, cô lập với khu dân cư, trong gần 6 năm khởi nghiệp, Nguyễn Văn Hảo trở thành tỉ phú trẻ nhất xã Tam Dị, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm.

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.