Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở Xã Phương Viên

Người Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở Xã Phương Viên
Ngày đăng: 26/05/2012

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

Năm 2010, một số người dân xã Phương Viên (Chợ Đồn) đã đem chim trĩ đỏ về nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có gia đình anh Triệu Cao Vĩnh, thôn Nà Đao, xã Phương Viên (Chợ Đồn) nuôi thành công loại động vật quý hiếm này.

Anh Vĩnh cho biết: Năm 2010, gia đình anh bỏ ra 1 triệu đồng xuống Hà Nội mua 1 đôi về nuôi. Ngày ngày, anh chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận, sưu tầm tài liệu, sách báo rồi vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm nên chỉ sau thời gian ngắn chim trĩ bắt đầu đẻ trứng.

Anh lấy số trứng đó cho gà ấp thử và tỷ lệ nở đạt khá cao. Khi số đàn tăng lên, lượng trứng cũng tăng cao, gà ấp không xuể, anh đầu tư 5 triệu đồng mua máy về ấp. Đến nay, đàn trĩ bố mẹ đã tăng lên hơn 30 con và máy đã ấp nở 140 con.Thông thường, nuôi khoảng 8 tháng, trĩ đỏ bố mẹ bắt đầu đẻ, cá biệt có con đẻ trên 100 quả/năm. Cũng theo anh Vĩnh cho biết, loại chim này nuôi cũng rất dễ, chúng ăn các thức ăn của gà, rất ít bệnh tật. Giá trị kinh tế của loại chim này khá cao.

Trứng bán ra thị trường bán với giá 100.000 đồng/quả, chim non nở 3 tháng phân biệt được chim đực, cái bán với giá 1 triệu đồng/đôi. Hiện nay, số lượng chim non mới nở của gia đình anh Vĩnh đã được người dân xung quanh đăng ký mua hết. Để việc tiêu thụ loài chim này thuận lợi, gia đình anh Vĩnh đã làm thủ tục và được ngành chức năng cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã. Anh Vĩnh đang xây thêm chuồng trại, mở rộng quy mô đàn chim để nâng cao thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

07/07/2013
Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái? Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái?

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

07/07/2013
Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

08/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

15/08/2013
Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

21/02/2013