Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.
Trong đơn kiến nghị của Hiệp hội Phát triển Cá nước lạnh Việt Nam và các nhà sản xuất nuôi trồng cá tầm, hiện tình trạng nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc tái diễn ngang nhiên qua biên giới phía Bắc.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, mỗi ngày có từ 2-3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và tiêu thụ nội địa), trong khi Hiệp hội và các nhà sản xuất cá tầm khẳng định tất cả cá tầm sản xuất trong nước không có bất kỳ đơn hàng nào vận chuyển vào TP.HCM bằng đường hàng không.
Hiện cá tầm nhập lậu giá rẻ không những làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Trong khi đó, người tiêu dùng thì hoang mang vì không dễ phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam, đâu là cá tầm nhập lậu.
Có thể bạn quan tâm

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... tỉnh Cà Mau đã lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

Trong 6 tháng qua, các doanh nghiệp cũng tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và xuất hơn 21.330 tấn thủy sản (chủ yếu là tôm đông), cho kim ngạch xuất khẩu đạt trên 223 triệu USD. Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay khá thuận lợi và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi.

Khoảng 6 năm trở lại đây, bí đỏ hồ lô đã trở thành nông sản mang lại thu nhập khá cho người dân xã Vạn Bình (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ không ổn định, tư thương ép giá đã khiến người trồng bí gặp khó khăn...

Vụ lúa hè - thu năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở 25 địa phương trong tỉnh Trà Vinh, với diện tích 4.243,98ha/3.762 hộ tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Cầu Kè, hiện nông dân xuống giống đạt 100% diện tích, chủ yếu sử dụng các giống lúa chất lượng cao được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như, OM 4900, OM6976, OM5451... lúa đang phát triển tốt.

Nông dân Tây Nguyên khi chọn giống cây trồng thường nghĩ và chọn ngay đến cây giống Eakmat, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.