Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Hiện cá lóc có giá từ 27.000 - 30.000 đồng/kg, tùy loại, bình quân giảm 5.000 đồng/kg so với tháng đầu năm và rất khó tiêu thụ. Với mức giá hiện nay chỉ có các hộ nuôi đạt mới có thể huề vốn hoặc có lãi nhưng rất thấp, còn đa phần đều bị lỗ. Không chỉ giá giảm, mà các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với tình trạng khô hạn gay gắt, không đủ nước thay khiến cho ao cá bị ô nhiễm, cá nhiễm bệnh chết hàng loạt.
Trước đây, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh từng khuyến cáo nông dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc. Bởi vì loại thuỷ sản này hiện chỉ tiêu thụ nội địa và hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu nuôi quy mô lớn, do nằm ngoài quy hoạch. Tuy nhiên người dân vẫn đổ xô mở rộng diện tích.
Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 1.000 hộ thả nuôi, trên diện tích hơn 270 ha, trong khi ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau diện tích nuôi cá lóc cũng không ngừng tăng lên.
Ông Ngô Văn Nghiêm, ở xã Định An, huyện Trà Cú – địa phương có diện tích nuôi cá lóc lớn nhất khu vực cho biết: “Nếu giá 30.000 đồng/kg mà nuôi đạt thì lời chừng 1.000 đồng/kg, còn không thì từ huề tới thâm. Vì nuôi quá đại trà cho nên nguồn nước bị ô nhiễm, phải sử dụng nhiều thuốc men mới có hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm

Thời hạn cho vay từ khi trồng cho đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nam bộ, đỉnh lũ năm 2015 trên sông Cửu Long đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Hơn 20 năm chuyển dịch cơ cấu SX, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ phù hợp với điều kiện sinh thái, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Dồn điền đổi thửa được coi là một “cuộc cách mạng” về ruộng đất, tạo nền móng quan trọng cho việc tổ chức lại SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,...

Theo kế hoạch đăng ký, huyện Yên Định phấn đấu đầu năm 2016 có 21 xã đạt chuẩn và trở thành huyện đầu tiên ở xứ Thanh đạt huyện NTM.