Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Hiện cá lóc có giá từ 27.000 - 30.000 đồng/kg, tùy loại, bình quân giảm 5.000 đồng/kg so với tháng đầu năm và rất khó tiêu thụ. Với mức giá hiện nay chỉ có các hộ nuôi đạt mới có thể huề vốn hoặc có lãi nhưng rất thấp, còn đa phần đều bị lỗ. Không chỉ giá giảm, mà các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với tình trạng khô hạn gay gắt, không đủ nước thay khiến cho ao cá bị ô nhiễm, cá nhiễm bệnh chết hàng loạt.
Trước đây, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh từng khuyến cáo nông dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc. Bởi vì loại thuỷ sản này hiện chỉ tiêu thụ nội địa và hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu nuôi quy mô lớn, do nằm ngoài quy hoạch. Tuy nhiên người dân vẫn đổ xô mở rộng diện tích.
Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 1.000 hộ thả nuôi, trên diện tích hơn 270 ha, trong khi ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau diện tích nuôi cá lóc cũng không ngừng tăng lên.
Ông Ngô Văn Nghiêm, ở xã Định An, huyện Trà Cú – địa phương có diện tích nuôi cá lóc lớn nhất khu vực cho biết: “Nếu giá 30.000 đồng/kg mà nuôi đạt thì lời chừng 1.000 đồng/kg, còn không thì từ huề tới thâm. Vì nuôi quá đại trà cho nên nguồn nước bị ô nhiễm, phải sử dụng nhiều thuốc men mới có hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.