Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Hiện cá lóc có giá từ 27.000 - 30.000 đồng/kg, tùy loại, bình quân giảm 5.000 đồng/kg so với tháng đầu năm và rất khó tiêu thụ. Với mức giá hiện nay chỉ có các hộ nuôi đạt mới có thể huề vốn hoặc có lãi nhưng rất thấp, còn đa phần đều bị lỗ. Không chỉ giá giảm, mà các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với tình trạng khô hạn gay gắt, không đủ nước thay khiến cho ao cá bị ô nhiễm, cá nhiễm bệnh chết hàng loạt.
Trước đây, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh từng khuyến cáo nông dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc. Bởi vì loại thuỷ sản này hiện chỉ tiêu thụ nội địa và hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu nuôi quy mô lớn, do nằm ngoài quy hoạch. Tuy nhiên người dân vẫn đổ xô mở rộng diện tích.
Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 1.000 hộ thả nuôi, trên diện tích hơn 270 ha, trong khi ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau diện tích nuôi cá lóc cũng không ngừng tăng lên.
Ông Ngô Văn Nghiêm, ở xã Định An, huyện Trà Cú – địa phương có diện tích nuôi cá lóc lớn nhất khu vực cho biết: “Nếu giá 30.000 đồng/kg mà nuôi đạt thì lời chừng 1.000 đồng/kg, còn không thì từ huề tới thâm. Vì nuôi quá đại trà cho nên nguồn nước bị ô nhiễm, phải sử dụng nhiều thuốc men mới có hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.