Người Nông Dân Với Hệ Thống Tưới Nước Tự Động

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.
Sau nhiều năm lập nghiệp trên vùng đất mới, đến nay gia đình ông Hà Văn Hảo có hơn chục héc ta đất trồng cây ăn trái và cao su. Trong đó, hơn 4 ha xoài; 2 ha trồng cam, quýt và bưởi da xanh; 2 ha chuối trồng xen mít Thái siêu sớm; hơn 5 ha cao su và 1 ha mặt nước. Hàng năm đem lại nguồn thu cho gia đình ông hàng tỷ đồng.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hảo không ngần ngại chia sẻ về thành quả hôm nay. Đặc biệt ông tự hào về hệ thống tưới nước tự động do ông sáng tạo và áp dụng. Hệ thống này rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, giúp nông dân không còn lao động mệt nhọc như trước nữa.
Hệ thống tưới nước tự động được ông Hảo dùng ống nhựa kéo dọc theo hàng cây trồng, 2 hàng một ống tương ứng với mỗi gốc được khoan một lỗ lớn hơn đầu đũa. Mỗi khu vực của từng loại cây trồng là một giếng khoan với hệ thống ống được nối với máy bơm đặt tại giếng. Khi bật điện máy bơm sẽ đẩy nước chạy dọc theo ống. Đầu cuối của mỗi đường ống được lắp van khóa, áp suất sẽ đẩy nước ra các lỗ khoan tưới nhỏ giọt đồng loạt cho các gốc cây.
Theo ông Hảo: “Sử dụng hệ thống này rất đơn giản, đầu tư ít nhưng tránh lãng phí nước tối đa so với các hệ thống tự động khác. Vì lượng nước tưới cho mỗi gốc cây với số lượng ít, tưới theo kiểu thẩm thấu; độ chính xác cao, do đó lượng nước tưới cây trồng hấp thụ được nhiều và tiết kiệm điện, nước”.
Ông Hảo cho biết thêm: “Trước đây tôi kéo ống tưới cho từng gốc cây, làm như vậy tốn công sức và cần nhiều công lao động, hiệu quả lại không cao. Sau khi tìm hiểu nhiều hệ thống tưới nước tự động, tôi thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của mình, nên đầu tư hơn 30 triệu đồng cho 10 ha. Từ đó đến nay, chỉ cần một người đến các điểm bật công tắc điện cho máy bơm chạy, sau đó đi kiểm tra hệ thống ống nước”.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lộc Ninh cho biết: Ông Hà Văn Hảo là nông dân sản xuất giỏi, kiên trì và thành công với mô hình trái cây tổng hợp đầu tiên của huyện. Ông Hảo còn là người đầu tiên tìm hiểu, áp dụng hệ thống tưới nước tự động rất đơn giản và hiệu quả. Nhiều nông dân trong huyện đã tham quan và áp dụng để học hỏi làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Vụ 2 nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đang bước vào kỳ thu hoạch rộ. Được mùa lại được giá, nhiều nông dân thu nhập tiền tỷ nhờ đầu tư mô hình nuôi tôm bài bản, chú trọng đến yếu tố đảm bảo môi trường.

Chúng tôi đến thăm vườn nhãn lồng của gia đình ông Hứa Văn Kháy ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đúng lúc ông đang thu hoạch.

Ngày 8/8/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu phối hợp với Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thí điểm bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 trên địa bàn tỉnh.

Giữa khu rừng của bản Có, xã Chiềng Xôm (Thành phố Sơn La) có một thung lũng cứ đến mùa mưa, nước lại tích tụ thành ao - bà con gọi là Bôm Lầu hay “ao trời”, thả cá ở đây chỉ sau 2 đến 3 tháng là được thu hoạch.

Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự ý xuống giống lúa vụ 3 (còn gọi là vụ thu đông) năm 2013 với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha, tập trung nhiều ở 2 huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp), dù ngành chức năng khuyến cáo không nên xuống giống vì hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Hiện tại, nước lũ thượng nguồn đang đổ về mạnh, chính quyền và người dân đang “gồng mình” quyết tâm bảo vệ lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại cho người dân.