Người Nông Dân Thành Công Với Mô Hình Dưa Chuột Bao Tử

Với năng suất trung bình 80 kg quả/ngày, dự kiến vụ dưa năm nay, gia đình anh Cảnh thu khoảng 5 tấn dưa chuột bao tử, mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng.
Vào mùa khô, hầu hết những chân ruộng 1 vụ ở Cuối Hạ (Kim Bôi - Hòa Bình) đều bỏ hoang. Người lao động trong xã rủ nhau về các thành phố tìm việc làm thuê trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, vụ đông năm nay, nhiều nông dân ở đây đã biến những mảnh ruộng hoang khô cằn trở nên màu mỡ và sinh lời. Một trong những người tiên phong trong hoạt động ấy là anh Quách Văn Cảnh, xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) với mô hình trồng dưa bao tử.
Đến xóm Má, xã Cuối Hạ những ngày này rất khó để gặp anh Cảnh ở nhà, đang vào vụ thu hoạch nên gần như cả ngày anh bận rộn ngoài ruộng dưa. Chia sẻ về giống cây trồng mới, anh Cảnh cho biết: Dưa chuột bao tử cho thu liên tục trong vòng 60 ngày nếu chăm sóc cây tốt.
Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.
Cũng giống như nhiều hộ gia đình ở Cuối Hạ, trước đây, vào những tháng cuối năm, anh Cảnh thường về các thành phố lớn tìm việc làm thêm hoặc làm thuê cho các mỏ than đang hoạt động tại địa bàn xã. Tuy nhiên, công việc vất vả lại thường xuyên phải xa nhà, không có điều kiện chăm lo cho gia đình nên 2 năm nay, anh Cảnh quyết định không đi làm thuê nữa mà gắn bó với công việc đồng áng ở nhà.
Tận dụng đất vườn gia đình, anh học nghề ươm keo giống và triển khai thí điểm làm thử. Nhờ tích cực học hỏi, chăm chỉ chịu khó, đến nay, gia đình anh đã nắm bắt được kỹ thuật và bắt đầu ươm keo giống bán ra thị trường. Đến nay, trung bình mỗi năm anh ươm khoảng 30 vạn keo giống.
Không dừng lại ở đó, trong quá trình mày mò học kỹ thuật ươm keo giống, anh được Trạm KNKL Khuyến nông, khuyến lâm huyện Kim Bôi giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột bao tử. Nhận thấy đây là một cơ hội quan trọng có thể tận dụng được những chân ruộng 1 vụ bỏ không vào vụ đông, anh Cảnh đăng ký tham gia luôn.
Sau khi được tập huấn, anh mượn 4 sào đất ruộng 1 vụ của các hộ dân bỏ hoang trong xóm đầu tư xuống giống trồng dưa chuột bao tử. Không chỉ tự mình tham gia, anh Cảnh cũng vận động bà con trong xóm cùng tham gia trồng thử nghiệm giống cây mới. Nhờ chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hiện nay ruộng dưa nhà anh Cảnh đã cho thu hoạch.
Anh Cảnh cho biết: Hiện nay, mỗi ngày, gia đình tôi thu khoảng 80 kg quả. Giá bán trung bình tại vườn là 7.000 đồng/ kg, thu liên tục trong 2 tháng. Đặc biệt, vì là loại ngắn ngày nên 1 vụ đông có thể xuống giống và làm được 2 vụ dưa bao tử. Dưa chuột Nhật có ưu điểm là cây giống khỏe, dễ chăm sóc, tuy nhiên cần chú ý đặc biệt bệnh vàng lá. Chính vì vậy, khi tham gia mô hình này đòi hỏi người nông dân phải chăm chỉ, chịu khó áp dụng đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Từ những thành công bước đầu của gia đình anh Cảnh, hiện nay, trên địa bàn xã Cuối Hạ, Bắc Sơn, Đông Bắc, dưa chuột bao tử cũng đang được nhiều hộ gia đình triển khai trồng thử. Với việc chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, giống được hỗ trợ, sản phẩm được bao tiêu tại vườn, dưa chuột bao tử đang là một trong những cây trồng hiệu quả trong sản xuất vụ đông tại huyện Kim Bôi.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.

Biết tin Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình thí điểm BHNN, anh Lâm Văn Tiến, hộ nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu rất mừng. Anh cho biết: Vậy là chúng tôi thấy đỡ hẳn gánh nặng rồi, chứ cứ vừa nuôi tôm vừa ngóng chủ trương, phập phồng theo từng con nước, từng cơn mưa thế này, bà con nuôi tôm cơ cực lắm.

Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.

Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.

Từ bao đời nay, trên dải cát nằm dọc bãi ngang ven biển xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến cả cỏ cây cũng khó sinh sống được.