Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Say Mê Nghiên Cứu Giống Lúa Mới

Người Nông Dân Say Mê Nghiên Cứu Giống Lúa Mới
Ngày đăng: 17/06/2012

Chuyện nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa mới hiện nay không phải là hiếm, nhưng một người dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nghiên cứu lai tạo thành công nhiều giống lúa đạt chuẩn được xem là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới nông dân và các nhà khoa học. Người chúng tôi muốn nói đến là ông Phan Văn Oanh (Mười Oanh), ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình.

Theo chân ông Nguyễn Hồng Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Bình, chúng tôi đến thăm gia đình ông Mười Oanh - một nông dân sản xuất giỏi ở xã Long Bình. Không ai có thể nghĩ rằng, một nông dân chỉ học hết lớp 9 lại có thể tạo ra đến 6 loại giống lúa mới. Nhưng với ý chí, lòng kiên trì, say mê sản xuất, đã giúp ông thành công trong việc lai tạo giống lúa mới. Ông Mười Oanh kể: Được sự quan tâm của Hội Nông dân xã, huyện cử ông đi tham gia các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ông được tham gia lớp tập huấn chọn giống - lai tạo giống do Trung tâm Giống tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức. Trong số 200 người của tỉnh Hậu Giang được tập huấn lúc bấy giờ, đến nay có lẽ chỉ có ông Mười Oanh là nghiên cứu lai tạo thành công giống lúa mới.

Là một người nông dân bình thường, nhưng ông lại có ý chí và quyết tâm lớn. Ông mơ ước biến những kiến thức đã học thành hiện thực thông qua việc chọn tạo ra các giống lúa mới phù hợp với địa phương. Và, sự thật ông đã thành công, đến nay ông đã chọn tạo được 6 loại giống lúa mới đặt tên từ Long Mỹ 1 đến Long Mỹ 6. Các giống lúa này đều được Trung tâm Giống và Trường Đại học Cần Thơ công nhận. 2 giống lúa Long Mỹ 2, 3 hiện đã cung ứng cho Trường Đại học Cần Thơ để cung cấp cho mạng lưới giống cộng đồng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL sản xuất. 3 giống lúa Long Mỹ 4, 5, 6 mới được thuần trong vụ Đông xuân vừa qua và trong vụ Hè thu này được sản xuất thử ở 2 tỉnh Hậu Giang và Vĩnh Long với diện tích trên 3 ha. Ông Mười Oanh cho biết, trung bình để làm được 1 giống lúa mới thì phải mất từ 2 đến 3 năm, và phải trải qua quá trình chọn lọc, lai tạo, phân ly 5 đến 6 lần mới có thể chọn ra những hạt lúa tốt nhất thì mới giữ lại làm giống. Các giống lúa của ông Mười Oanh được đánh giá rất cao như giống Long Mỹ 3 thích nghi v

ới nhiều vùng đất, năng suất cao, kháng sâu bệnh. Còn giống lúa Long Mỹ 4 năng suất cao, gạo ngon không thơm nhưng dẻo và mềm cơm, thích nghi nhiều vùng đất, kháng đạo ôn rầy nâu. Còn Long Mỹ 5 cứng cây, bông to, gạo trắng, hạt dài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Long Mỹ 6 bông ngắn, hạt dài, kháng sâu bệnh cao như rầy nâu, đạo ôn.

Say mê nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới đối với ông Mười Oanh không chỉ là áp dụng những gì đã được học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mà ông còn mong muốn tạo ra nhiều loại giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, giải quyết được nguồn lúa giống khan hiếm và đáp ứng kịp thời trong quy trình sản xuất hiện nay. Trong tổng số hơn 3 ha đang sản xuất các loại giống lúa mới của ông Mười Oanh trong vụ Hè thu này, gia đình ông Nguyễn Văn Dể, ở ấp Bình Thuận có 13 công gieo sạ giống lúa Long Mỹ 6. Ông Dể cho biết, vụ Đông xuân trước với giống lúa này năng suất đạt rất cao 1,05 tấn/công tầm lớn, điều đặc biệt là trong suốt quá trình sản xuất gia đình ông không hề sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Trong điều kiện còn khó khăn, nhưng bằng sự đam mê, kiên trì, tỉ mỉ ông Mười Oanh đã sản xuất được nhiều giống lúa mới mà ít người nông dân có thể làm được. Để sản xuất được các giống lúa chất lượng cao hơn và được sản xuất rộng rãi đại trà hơn trong thời gian tới bên cạnh việc đầu tư của gia đình ông Mười Oanh thì rất cần sự giúp đỡ của các cấp, các ngành.

Hiện nay, tuy các giống lúa mang tên quê hương “Long Mỹ” do ông Mười Oanh lai tạo ra chưa thật sự được sản xuất đại trà, chưa có tính cạnh tranh cao, nhưng những gì ông Mười Oanh đã và đang làm được đã đủ chứng minh một điều ông chính là đại diện cho một thế hệ nông dân thời đại mới, cần được mọi người học tập và biểu dương.

Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ? Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ?

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

27/07/2013
Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

27/07/2013
Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

27/07/2013
Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

27/07/2013
Người Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Vì Bí Đầu Ra Người Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Vì Bí Đầu Ra

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

27/07/2013