Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Say Mê Nghiên Cứu Giống Lúa Mới

Người Nông Dân Say Mê Nghiên Cứu Giống Lúa Mới
Ngày đăng: 17/06/2012

Chuyện nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa mới hiện nay không phải là hiếm, nhưng một người dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nghiên cứu lai tạo thành công nhiều giống lúa đạt chuẩn được xem là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới nông dân và các nhà khoa học. Người chúng tôi muốn nói đến là ông Phan Văn Oanh (Mười Oanh), ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình.

Theo chân ông Nguyễn Hồng Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Bình, chúng tôi đến thăm gia đình ông Mười Oanh - một nông dân sản xuất giỏi ở xã Long Bình. Không ai có thể nghĩ rằng, một nông dân chỉ học hết lớp 9 lại có thể tạo ra đến 6 loại giống lúa mới. Nhưng với ý chí, lòng kiên trì, say mê sản xuất, đã giúp ông thành công trong việc lai tạo giống lúa mới. Ông Mười Oanh kể: Được sự quan tâm của Hội Nông dân xã, huyện cử ông đi tham gia các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ông được tham gia lớp tập huấn chọn giống - lai tạo giống do Trung tâm Giống tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức. Trong số 200 người của tỉnh Hậu Giang được tập huấn lúc bấy giờ, đến nay có lẽ chỉ có ông Mười Oanh là nghiên cứu lai tạo thành công giống lúa mới.

Là một người nông dân bình thường, nhưng ông lại có ý chí và quyết tâm lớn. Ông mơ ước biến những kiến thức đã học thành hiện thực thông qua việc chọn tạo ra các giống lúa mới phù hợp với địa phương. Và, sự thật ông đã thành công, đến nay ông đã chọn tạo được 6 loại giống lúa mới đặt tên từ Long Mỹ 1 đến Long Mỹ 6. Các giống lúa này đều được Trung tâm Giống và Trường Đại học Cần Thơ công nhận. 2 giống lúa Long Mỹ 2, 3 hiện đã cung ứng cho Trường Đại học Cần Thơ để cung cấp cho mạng lưới giống cộng đồng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL sản xuất. 3 giống lúa Long Mỹ 4, 5, 6 mới được thuần trong vụ Đông xuân vừa qua và trong vụ Hè thu này được sản xuất thử ở 2 tỉnh Hậu Giang và Vĩnh Long với diện tích trên 3 ha. Ông Mười Oanh cho biết, trung bình để làm được 1 giống lúa mới thì phải mất từ 2 đến 3 năm, và phải trải qua quá trình chọn lọc, lai tạo, phân ly 5 đến 6 lần mới có thể chọn ra những hạt lúa tốt nhất thì mới giữ lại làm giống. Các giống lúa của ông Mười Oanh được đánh giá rất cao như giống Long Mỹ 3 thích nghi v

ới nhiều vùng đất, năng suất cao, kháng sâu bệnh. Còn giống lúa Long Mỹ 4 năng suất cao, gạo ngon không thơm nhưng dẻo và mềm cơm, thích nghi nhiều vùng đất, kháng đạo ôn rầy nâu. Còn Long Mỹ 5 cứng cây, bông to, gạo trắng, hạt dài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Long Mỹ 6 bông ngắn, hạt dài, kháng sâu bệnh cao như rầy nâu, đạo ôn.

Say mê nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới đối với ông Mười Oanh không chỉ là áp dụng những gì đã được học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mà ông còn mong muốn tạo ra nhiều loại giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, giải quyết được nguồn lúa giống khan hiếm và đáp ứng kịp thời trong quy trình sản xuất hiện nay. Trong tổng số hơn 3 ha đang sản xuất các loại giống lúa mới của ông Mười Oanh trong vụ Hè thu này, gia đình ông Nguyễn Văn Dể, ở ấp Bình Thuận có 13 công gieo sạ giống lúa Long Mỹ 6. Ông Dể cho biết, vụ Đông xuân trước với giống lúa này năng suất đạt rất cao 1,05 tấn/công tầm lớn, điều đặc biệt là trong suốt quá trình sản xuất gia đình ông không hề sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Trong điều kiện còn khó khăn, nhưng bằng sự đam mê, kiên trì, tỉ mỉ ông Mười Oanh đã sản xuất được nhiều giống lúa mới mà ít người nông dân có thể làm được. Để sản xuất được các giống lúa chất lượng cao hơn và được sản xuất rộng rãi đại trà hơn trong thời gian tới bên cạnh việc đầu tư của gia đình ông Mười Oanh thì rất cần sự giúp đỡ của các cấp, các ngành.

Hiện nay, tuy các giống lúa mang tên quê hương “Long Mỹ” do ông Mười Oanh lai tạo ra chưa thật sự được sản xuất đại trà, chưa có tính cạnh tranh cao, nhưng những gì ông Mười Oanh đã và đang làm được đã đủ chứng minh một điều ông chính là đại diện cho một thế hệ nông dân thời đại mới, cần được mọi người học tập và biểu dương.

Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Giống Lúa Kháng Rầy ML 202 Ở Ninh Thuận Triển Vọng Giống Lúa Kháng Rầy ML 202 Ở Ninh Thuận

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

03/06/2013
Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Mộc Châu Thu Nhập “Khủng” Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Mộc Châu Thu Nhập “Khủng”

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

26/03/2013
Phát Triển Đàn Bò Phụ Thuộc Nguồn... Tinh Ngoại! Phát Triển Đàn Bò Phụ Thuộc Nguồn... Tinh Ngoại!

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

03/06/2013
Làm Giàu Với Mô Hình Nuôi Xen Ghép Làm Giàu Với Mô Hình Nuôi Xen Ghép

Về thị trấn Thuận An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) không ai không biết đến anh nông dân Võ Quý ở thôn Tân An. Không chỉ là Chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ, anh còn là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu của huyện Phú Vang.

28/03/2013
Cá Lóc Nuôi 35.000 - 37.000 Đ/kg Cá Lóc Nuôi 35.000 - 37.000 Đ/kg

Giá cá lóc nuôi bán lẻ tại các chợ lớn trung tâm huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh An Giang dao động từ 45.000 – 50.000 đ/kg. Trong khi đó, giá mua của thương lái tại đồng chỉ 35.000 – 37.000 đ/kg, không tăng so cùng kỳ năm ngoái. Nếu hạch toán chi phí giá thành sản xuất, người chăn nuôi không có lời và còn lỗ công lao động.

04/06/2013