Người nông dân nghĩ khác làm khác
Anh Nguyễn Hữu Tá (áo trắng) đang hướng dẫn cách chọn cá giống cho người dân.
Huyện Đăk Hà (Kon Tum) có thế mạnh phát triển cây cà phê. Nhưng nghĩ khác, làm khác, anh Nguyễn Hữu Tá (43 tuổi, tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã từng bước gây dựng nên cơ nghiệp bằng việc nuôi cá.
Hai mươi năm trước, anh Tá khởi nghiệp bằng việc xây dựng một cơ sở cung cấp cá giống quy mô nhỏ, phục vụ cho một số ít hộ dân có nhu cầu nuôi cá tại ao hộ gia đình và thực hiện thu mua sản phẩm cá trên địa bàn huyện.
Cũng như nhiều người khác, giai đoạn đầu đầy rẫy những vấp váp, khó khăn. Cá giống sản xuất ra liên tục chết, khách hàng ít và hầu như cả tháng không bán được đợt cá nào. Cuộc sống gia đình anh lao đao.
Không nản lòng, anh Tá ngày đêm tích cóp kinh nghiệm, học hỏi mọi người. Dần dần, con cá không phụ lòng người nông dân chăm chỉ, khách các tỉnh lân cận cũng tìm đến hỏi mua giống.
Được sự khuyến khích của huyện Đắk Hà trong việc xây dựng mối “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), để phát triển hoạt động sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt, anh Tá tiếp tục mở rộng kinh doanh sang bán thức ăn, thu mua cá thịt.
Bên cạnh đó, anh cũng tích cực phổ biến kiến thức, chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con.
Anh phối hợp với Trung tâm khuyến nông của huyện triển khai thành công một số mô hình mới trên địa bàn như nuôi cá diêu hồng lồng bè, cá lăng, cá bống tượng và rô phi đơn tính…
Suốt nhiều năm qua, anh đã tạo dựng và liên kết được khoảng 200 hộ nông dân trong huyện, 30 bạn hàng trong tỉnh và hơn 50 bạn hàng ngoài tỉnh.
Hầu hết những hộ được liên kết làm ăn đã sinh lãi và có mức thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hằng năm, anh còn giúp đỡ cho bà con vay từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng không tính lãi thông qua việc hỗ trợ thức ăn, con giống.
Nhiều gia đình khó khăn, nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ của anh Tá đã có của ăn của để như hộ ông Lê Thế Cương nuôi cá rô vuông (thu nhập 300 triệu đồng/năm), hộ ông Hoàng Danh Chuyên, ông Vinh nuôi cá rô phi (500 triệu đồng/năm)…
Ông Bùi Văn Vượng, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, việc liên kết 4 nhà giữa trung tâm cá giống của anh Tá với các hộ dân trong vùng cũng tạo dựng được nhiều mô hình liên kết bền vững.
Việc bảo đảm từ nguồn cá giống, thức ăn đến việc bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho thị trường cá đã và đang giúp ích cho hàng trăm hộ dân có cuộc sống ổn định từ mô hình nuôi cá thương phẩm này, mở ra những hướng phát triển kinh tế, thoát nghèo mới cho huyện.
Với mức thu nhập hơn 1,5 - 2 tỉ đồng mỗi năm, anh Nguyễn Hữu Tá đã trở thành tỉ phú từ nghề cá giữa mảnh đất bạt ngàn cà phê của huyện Đăk Hà cùng lời khẳng định “nghề nào cũng có thể làm giàu và thoát nghèo bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.

Sở dĩ đàn bò tăng là do thời gian gần đây, giá thịt bò ổn định và có xu hướng tăng, nên người chăn nuôi đã đầu tư phát triển loại vật nuôi này. Đáng chú ý là tại một số địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh… nhiều nông hộ đã chọn mua các giống bò có tỉ lệ máu ngoại cao, đầu tư chăm sóc chu đáo đã mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Cụ thể, trứng vịt tươi có giá từ 22.000-24.000 đ/chục, tăng 7.000 đ/chục so với 2 tháng trước. Giá hột vịt lộn từ nửa tháng trước có lúc tụt giá chỉ còn 21.000 đ/chục, nay đã tăng lên từ 26.000-30.000 đ/chục. Giá trứng gà công nghiệp tăng 2.000 đ/chục lên 20.000 đ/chục, trứng gà ta 26.000đ/chục, tăng 6.000 đ/chục.

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu