Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.
Mô hình nuôi nhím và lợn rừng của gia đình anh Nguyễn Hồng Quang ở xã Hà Lương (Hạ Hòa- Phú Thọ) được nhiều người không chỉ trong huyện mà cả các huyện, các tỉnh bạn biết đến và học tập làm theo.
Cách đây 4 năm, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội dành cho người nghèo sau đó bỏ vốn ra xây dựng chuồng trại, mua 6 con nhím và 3 con lợn rừng trị giá hơn 40 triệu đồng về nuôi thử. Một phần nhỏ diện tích đất dành cho ngôi nhà gỗ để gia đình anh sử dụng, diện tích còn lại anh dành để làm vườn chăn thả lợn rừng và chuồng nuôi nhím. Anh kể: Sau khi mua lợn rừng từ Tây Ninh về thì công việc khó khăn nhất là thuần hóa nó để tiện cho mình chăm sóc, cho ăn sau này. Công việc này đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ mới làm được.
Phải mất tới 4 tháng dày công tìm tòi, suy nghĩ và thực hiện việc thuần hóa lợn rừng, anh mới có thể yên tâm ngủ yên. Từ đó trở đi, công việc nuôi lợn trở nên dễ dàng hơn. Lợn rừng ăn thức ăn đơn giản như các loại rau, củ, quả...Còn nuôi nhím thì đơn giản hơn. Nhím cũng ăn tất cả các loại rau, củ quả có trong vườn nhà. Anh Quang cho biết thêm: Một điều đáng chú ý là hai giốn động vật này đòi hỏi người nuôi phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh dịch bệnh, đặc biệt là bệnh ỉa chảy.
Sau nhiều năm nuôi giống động vật có giá trị kinh tế cao này, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, hiện gia đình anh Nguyễn Hồng Quang đã mở rộng mô hình chăn nuôi với 12 con nhím và hơn 30 con lợn rừng. Tổng giá trị lên tới 300 triệu đồng. Hiện gia đình anh nuôi 3 con lợn nái sinh sản. Mỗi năm hai lứa, mỗi lứa đẻ hàng chục con. Khi lợn con được 15 đến 18 kg là có thể bán giống cho nông dân trên địa bàn các huyện và tỉnh bạn.
Giá bán ra thị trường hiện nay từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng/kg. Đối với nhím bán giống khá đắt, giao động từ 25-26 triệu đồng/ cặp. Tổng thu nhập từ bán giống nhím và lợn rừng sau khi trừ chi phí mỗi năm đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi, góp phần đáng kể cải thiện điều kiện sống và giúp anh vươn lên làm giàu chính đáng.
Không chỉ phát triển mô hình tại gia đình, anh Nguyễn Hồng Quang còn tích cực hướng dẫn bà con nông dân trong thôn và xã kinh nghiệm nuôi nhím và lợn rừng đồng thời nhân rộng mô hình này ra nhiều thôn khác. Đến nay, xã Hà Lương đã có một vài hộ gia đình nuôi nhím và lợn đặc sản theo gia đình anh Quang. Số lượng con nhím và lợn rừng của cả xã tăng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Miễn thuế tài nguyên khi khai thác hải sản tự nhiên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

Kỹ thuật chế biến tôm Paramay thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, chế biến an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm. Khi đưa vào vận hành, dây chuyền này có thể đảm bảo sản xuất gần 7.000 tấn/năm.

Ngày 16-7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT và UBND huyện Nà Hang (Tuyên Quang) tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.