Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm

Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm
Ngày đăng: 21/06/2013

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Mô hình nuôi nhím và lợn rừng của gia đình anh Nguyễn Hồng Quang ở xã Hà Lương (Hạ Hòa- Phú Thọ) được nhiều người không chỉ trong huyện mà cả các huyện, các tỉnh bạn biết đến và học tập làm theo.

Cách đây 4 năm, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội dành cho người nghèo sau đó bỏ vốn ra xây dựng chuồng trại, mua 6 con nhím và 3 con lợn rừng trị giá hơn 40 triệu đồng về nuôi thử. Một phần nhỏ diện tích đất dành cho ngôi nhà gỗ để gia đình anh sử dụng, diện tích còn lại anh dành để làm vườn chăn thả lợn rừng và chuồng nuôi nhím. Anh kể: Sau khi mua lợn rừng từ Tây Ninh về thì công việc khó khăn nhất là thuần hóa nó để tiện cho mình chăm sóc, cho ăn sau này. Công việc này đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ mới làm được.

Phải mất tới 4 tháng dày công tìm tòi, suy nghĩ và thực hiện việc thuần hóa lợn rừng, anh mới có thể yên tâm ngủ yên. Từ đó trở đi, công việc nuôi lợn trở nên dễ dàng hơn. Lợn rừng ăn thức ăn đơn giản như các loại rau, củ, quả...Còn nuôi nhím thì đơn giản hơn. Nhím cũng ăn tất cả các loại rau, củ quả có trong vườn nhà. Anh Quang cho biết thêm: Một điều đáng chú ý là hai giốn động vật này đòi hỏi người nuôi phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh dịch bệnh, đặc biệt là bệnh ỉa chảy.

Sau nhiều năm nuôi giống động vật có giá trị kinh tế cao này, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, hiện gia đình anh Nguyễn Hồng Quang đã mở rộng mô hình chăn nuôi với 12 con nhím và hơn 30 con lợn rừng. Tổng giá trị lên tới 300 triệu đồng. Hiện gia đình anh nuôi 3 con lợn nái sinh sản. Mỗi năm hai lứa, mỗi lứa đẻ hàng chục con. Khi lợn con được 15 đến 18 kg là có thể bán giống cho nông dân trên địa bàn các huyện và tỉnh bạn.

Giá bán ra thị trường hiện nay từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng/kg. Đối với nhím bán giống khá đắt, giao động từ 25-26 triệu đồng/ cặp. Tổng thu nhập từ bán giống nhím và lợn rừng sau khi trừ chi phí mỗi năm đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi, góp phần đáng kể cải thiện điều kiện sống và giúp anh vươn lên làm giàu chính đáng.

Không chỉ phát triển mô hình tại gia đình, anh Nguyễn Hồng Quang còn tích cực hướng dẫn bà con nông dân trong thôn và xã kinh nghiệm nuôi nhím và lợn rừng đồng thời nhân rộng mô hình này ra nhiều thôn khác. Đến nay, xã Hà Lương đã có một vài hộ gia đình nuôi nhím và lợn đặc sản theo gia đình anh Quang. Số lượng con nhím và lợn rừng của cả xã tăng lên đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Không Kinh Doanh Trái Cây Đông Lạnh Trung Quốc Không Kinh Doanh Trái Cây Đông Lạnh Trung Quốc

Mặc dù đầu năm thị trường bị thiếu một số mặt hàng nông sản đặc trưng như dưa leo, cải và rau củ, nhưng do phối hợp tốt với các nhà vườn tại Đà Lạt và TPHCM chủ động chuẩn bị lượng tốt từ trước Tết, nên siêu thị vẫn có đủ hàng để giảm giá đầu năm. Đặc biệt, một số loại nông sản như khoai tây, cà rốt, salad mỡ, dưa leo... có giá rẻ hơn thị trường từ 4.000 đến 13.000 đồng/kg.

03/03/2015
Tranh Nhau Mua Lúa Tạm Trữ Tranh Nhau Mua Lúa Tạm Trữ

Sáng 1-3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức triển khai Quyết định số 241 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo vụ đông xuân 2014 - 2015.

03/03/2015
2 Tháng Đầu Năm, Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Giảm Hơn 9% 2 Tháng Đầu Năm, Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Giảm Hơn 9%

Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước giá trị NK mặt hàng thủy sản tháng 2 đạt 72 triệu USD, đưa giá trị NK 2 tháng đầu năm đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường NK chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

03/03/2015
Cao Su Rớt Giá, Cả Làng Ăn Tết Chung Cao Su Rớt Giá, Cả Làng Ăn Tết Chung

Mồng 6 Tết Ất Mùi, trong ngày đầu cả nước ra quân làm việc, các xã Glar, A Dơk, Ia Băng, Trang, Ia Pếch… thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thủ phủ cây cao su trên Tây Nguyên vắng lặng lạ thường. Không phải vì những vườn cao su đã trơ trụi mùa thay lá, không phải người dân lên nương làm rẫy, mà bởi 2 loại cây đem lại thu nhập chính cho người dân nơi đây sắn và cao su, năm qua giá rớt thê thảm, tác động đời sống bà con.

03/03/2015
Trái Cây Tăng Giá Sau Tết Trái Cây Tăng Giá Sau Tết

Theo các tiểu thương, lượng hàng tại chợ quá ít trong khi thời điểm này đang là trái vụ của nhiều loại trái cây nhưng sức mua lại mạnh do sắp tới rằm tháng Giêng. Họ dự báo giá có thể tăng lên nữa trong vài ngày tới và phải đến tận 17 - 18 tháng Giêng âm lịch mới khả năng hạ nhiệt.

03/03/2015