Người nghèo ở Chiềng Đông cần nỗ lực vươn lên
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đến nay số gia đình, thôn, bản của xã đạt tiêu chuẩn văn hóa còn khá khiêm tốn; tỷ lệ hộ nghèo cao.
Anh Lò Văn Du, cán bộ văn hóa xã Chiềng Đông, cho biết: Xã có 13 bản, với 3 dân tộc: Thái, Mông, Kinh nhưng hiện nay mới có bản Vánh 2, bản Cộng đạt tiêu chuẩn văn hóa. Các bản còn lại không đạt văn hóa vì nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản do tỷ lệ đói nghèo cao. Toàn xã Chiềng Đông còn 52,75% hộ nghèo, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân chưa được như mong muốn. Hiện nay xã còn 230 người nghiện ma túy, những đối tượng này không tham gia lao động sản xuất, lại tiêu tốn tiền của gia đình. Không đủ tiền tiêu dùng, sử dụng ma túy, họ trộm cắp tài sản của người thân, bà con trong bản, gây mất an ninh trật tự và hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó là nguyên nhân một bộ phận người dân, chưa chịu khó vươn lên trong cuộc sống, mà trông chờ ỷ lại chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chưa biết khai thác tiềm năng thế mạnh của gia đình, của bản, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa. Đường giao thông nội bản chủ yếu là đường đất, mùa mưa lầy lội, nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống tiêu thoát, cỏ cây bụi rậm, phân gia súc một số điểm, một số bản chưa thường xuyên phát quang, dọn sạch. Đặc biệt 2 bản vùng cao: Hua Nạ, Hua Chăn hầu hết các hộ không có hố xí, chăn thả gia súc tự do, vệ sinh nhà ở, thôn bản chưa đảm bảo; hủ tục trong cưới xin, ma chay vẫn còn.
Trưởng bản Pom Sinh, Lò Văn Thiên, cho biết: bản có 78 hộ, trong đó 27 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo. Năm 2013, các hộ trong bản được một tổ chức xã hội tài trợ tấm lợp, gạch, hướng dẫn kỹ thuật làm nhà tiêu để giữ vệ sinh môi trường. Nhưng do bảo thủ, nhận thức kém nên một số hộ không làm nhà tiêu, một số hộ khác làm tạm bợ, nhiều hộ vẫn nuôi gia súc gần nhà ở, chưa làm cống rãnh thoát nước thải sinh hoạt. Vì vậy môi trường sống quanh bản chưa đảm bảo vệ sinh.
Từng bước khắc phục tồn tại trên, cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Đông xác định thời gian tới tiếp tục tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước, của tổ chức kinh tế xã hội, với sự tham gia đóng góp của người dân, đầu tư xây dựng: đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa cộng đồng, công trình vệ sinh gia đình, chuồng trại gia súc, vệ sinh môi trường thôn bản, đẩy lùi các hủ tục và tệ nạn xã hội... Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, chủ động xây dựng đời sống văn hóa bằng nội lực, số bản văn hóa, gia đình văn hóa của xã Chiềng Đông mới được nâng lên.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.

Theo tin từ UBND thành phố Hội An cho biết, trong 5 tháng đầu năm, ngư dân Hội An đã khai thác được hơn 8 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt 60,4 % kế hoạch năm.

UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng nâng cao công suất để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả nghề cá; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thông qua các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, HTX đánh bắt xa bờ, nghiệp đoàn nghề cá,…

Theo báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm 2014 đến 30/5/2014, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tại 232 xã, phường, thị trấn của 60 huyện, thị, thành phố trực thuộc 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tổng diện tích bị thiệt hại khoảng là 14.000 ha (nguyên nhân do dịch bệnh khoảng 10.000 ha, do môi trường 4.000 ha), bao gồm diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng khoảng 5.000 ha, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khoảng 1.700 ha và một số bệnh khác.