Người Mua Bán Quýt Than Lỗ Vốn

Kết thúc phiên chợ 30 Tết, phần nhiều người bán quýt hồng tại chợ TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã tiêu thụ hết hàng, nhưng không vui vì giá bán ra thấp hơn giá mua tại vườn.
Chị Cúc – bán trái cây trên xe đẩy ở khu vực chợ TP.Cao Lãnh cho biết, ngày 25 Tết chị đến tại vườn mua 500 kg quýt hồng với giá 40.000 đồng/kg, nhưng bán ra giá 40.000 đồng không được nhiêu, còn lại bán giá thấp hơn giá vốn, ngày 30 Tết có lúc bán chỉ 20.000 đồng/kg. Chị út, ở khóm Mỹ Hưng, phường 3, TP.Cao Lãnh, than: “Tôi vay tiền ngày qua Lai Vung mua gần 200 kg quýt hồng với giá 37.000 đồng/kg, nhưng bán phần nhiều từ 35.000 đồng trở xuống/kg nên lỗ 1,8 triệu đồng.”
Theo quát sát của chúng tôi, tại chợ TP.Cao Lãnh vào ngày 27 và 28 Tết, quýt hồng loại khá đẹp có giá phổ biến 40.000 đồng/kg, nhưng lượng bán ra ít vì người tiêu dùng cho là giá cao. Sang 29 và 30 Tết, giá quýt hồng giảm dần, đến trưa 30 Tết có người bán giá 20.000 đồng/kg quýt khá đẹp và sau đó giá trở lại khoảng 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg đến tan chợ.
Những người bán quýt chợ TP.Cao Lãnh cho biết, năm nay lượng quýt hồng về chợ nhiều, nên không giữ được giá và do mua vào giá quá cao nên bị lỗ vốn. Trong khi đó, một số nhà vườn trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung bán quýt được giá cao, ăn Tết phấn khởi hơn so với năm ngoái.
Toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.000 ha quýt hồng cho trái. Thời gian cận Tết, thương lái đến tận vườn mua với giá dao động từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Riêng quýt chưng Tết giá khoảng 40.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Tết năm nay, ước sản lượng quýt hồng toàn huyện Lai Vung cung cấp cho thị trường khoảng 4.000 tấn. Nông dân trồng quýt thu lợi nhuận cao gấp đôi so với năm rồi, ăn Tết vui vẻ hơn.
Theo một số người trồng quýt, giá quýt tăng là do các thương lái từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh đến tận vườn đặt cọc mua sớm trước Tết. Đáng chú ý, quýt hồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGiap và GlobalGap được người tiêu dùng tiêu thụ mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo nông dân một số nơi trong tỉnh, từ trước Tết Ất Mùi đến nay, thời tiết khô nóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài dịch hại phát sinh, lây lan trên cây trồng. Trong đó nhiều diện tích mì bị nhện đỏ tấn công gây thiệt hại nặng nề.

Mô hình này được triển khai khảo nghiệm tại huyện Mường Khương và Bắc Hà (Lào Cai), bắt đầu từ tháng 3/2015.

Những ngày cuối tháng 3, các ruộng đậu xanh của nông dân xã Phước Nam (Thuận Nam - Ninh Thuận) bước vào mùa thu hoạch. Niềm vui hiện rõ trên từng nét mặt nông dân khi đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

Với đặc thù thời tiết của miền Đông Nam bộ, nông dân trồng bắp chỉ có thể xuống giống từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Nhưng nhờ chủ động được nguồn nước, chị Thị Hâm ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã thành công trong việc trồng bắp nếp trái vụ.

Hiện nhiều diện tích trồng tiêu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) bị nhiễm các loại sâu bệnh gây hại. Chủ vườn và ngành chức năng đang tập trung điều trị, không để bệnh phát tán rộng, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây tiêu.