Người Mua Bán Quýt Than Lỗ Vốn

Kết thúc phiên chợ 30 Tết, phần nhiều người bán quýt hồng tại chợ TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã tiêu thụ hết hàng, nhưng không vui vì giá bán ra thấp hơn giá mua tại vườn.
Chị Cúc – bán trái cây trên xe đẩy ở khu vực chợ TP.Cao Lãnh cho biết, ngày 25 Tết chị đến tại vườn mua 500 kg quýt hồng với giá 40.000 đồng/kg, nhưng bán ra giá 40.000 đồng không được nhiêu, còn lại bán giá thấp hơn giá vốn, ngày 30 Tết có lúc bán chỉ 20.000 đồng/kg. Chị út, ở khóm Mỹ Hưng, phường 3, TP.Cao Lãnh, than: “Tôi vay tiền ngày qua Lai Vung mua gần 200 kg quýt hồng với giá 37.000 đồng/kg, nhưng bán phần nhiều từ 35.000 đồng trở xuống/kg nên lỗ 1,8 triệu đồng.”
Theo quát sát của chúng tôi, tại chợ TP.Cao Lãnh vào ngày 27 và 28 Tết, quýt hồng loại khá đẹp có giá phổ biến 40.000 đồng/kg, nhưng lượng bán ra ít vì người tiêu dùng cho là giá cao. Sang 29 và 30 Tết, giá quýt hồng giảm dần, đến trưa 30 Tết có người bán giá 20.000 đồng/kg quýt khá đẹp và sau đó giá trở lại khoảng 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg đến tan chợ.
Những người bán quýt chợ TP.Cao Lãnh cho biết, năm nay lượng quýt hồng về chợ nhiều, nên không giữ được giá và do mua vào giá quá cao nên bị lỗ vốn. Trong khi đó, một số nhà vườn trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung bán quýt được giá cao, ăn Tết phấn khởi hơn so với năm ngoái.
Toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.000 ha quýt hồng cho trái. Thời gian cận Tết, thương lái đến tận vườn mua với giá dao động từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Riêng quýt chưng Tết giá khoảng 40.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Tết năm nay, ước sản lượng quýt hồng toàn huyện Lai Vung cung cấp cho thị trường khoảng 4.000 tấn. Nông dân trồng quýt thu lợi nhuận cao gấp đôi so với năm rồi, ăn Tết vui vẻ hơn.
Theo một số người trồng quýt, giá quýt tăng là do các thương lái từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh đến tận vườn đặt cọc mua sớm trước Tết. Đáng chú ý, quýt hồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGiap và GlobalGap được người tiêu dùng tiêu thụ mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn. Toàn xã hiện có khoảng 30 hộ chăn nuôi gà thả vườn với quy mô 1.000-15.000 con/lứa. Trong đó phải kể đến Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình.

Một nhóm nông dân nuôi cá tra tại quận Thới An (TP. Cần Thơ) đã gửi thư tới Thống đốc Nguyễn Văn Bình xin được khoanh nợ vay ngân hàng.

Trước sự phát tán quá nhanh và mức độ nguy hại của cá lau kiếng, Sở KH-CN vừa chỉ định Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu đề tài là nhằm xác định vùng phân bố và mức độ phong phú của nó so với các loài cá bản địa, đồng thời đưa ra giải pháp phòng trừ hiệu quả.

“Nuôi sò huyết bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt nhất định” - anh Nguyễn Văn Sơn, ấp 7, xã Thạnh Phước (Bình Đại - Bến Tre) cho biết như thế, nhưng hiện tượng sò chết hàng loạt, liên tiếp nhiều sân như năm nay là bất bình thường. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, ô nhiễm nguồn nước xả thải, nắng nóng, chất lượng con giống ngoài thị trường không tốt hoặc cũng có thể do dịch bệnh…

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.