Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người mù vươn lên làm kinh tế

Người mù vươn lên làm kinh tế
Ngày đăng: 05/10/2015

Đã 36 năm, ông Huỳnh Tấn Hòa (56 tuổi) ở xóm 4 thôn Hòa Tân, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) phải sống trong bóng tối. Trong thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, do bị sốt xuất huyết nặng nên đôi mắt của ông đã vĩnh viễn không thấy ánh sáng.

Nhưng với ý chí của một người lính, ông tự động viên mình không được bỏ cuộc.

Sau khi về quê rồi cưới vợ, có con, cuộc sống bắt đầu khó khăn khiến hai vợ chồng phải đi tha hương làm ăn ở tận Ninh Thuận, nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được.

Về quê, ông cùng vợ làm nhà ở và làm 6 sào ruộng.

Mọi việc đồng áng lúc đầu đối với ông rất khó khăn, nhưng sau đó mọi thứ trở nên đơn giản hơn. "Bà ấy chở tôi đến ruộng là tôi có thể làm cỏ bờ, phun thuốc, cấy lúa… đều được. Không ai nghĩ tôi bị hỏng mắt cả", ông Hòa chia sẻ.

Tuy bị khiếm thị nhưng mọi việc trong gia đình và đồng áng ông Hòa đều tự tay làm.

Vợ chồng ông có 3 người con, 2 người đã lập gia đình, còn người con trai út vẫn sống chung với vợ chồng ông.

Ông Hòa nhận thấy, nếu trông chờ vào 6 sào lúa và vài con heo thì không thể nuôi con ăn học và sau này cũng không có nguồn vốn mở tiệm sửa xe cho con (lúc này người con trai út đang học nghề sửa xe máy-PV).

Thời gian đó, Hội Người mù tỉnh tiến hành cho các hội viên vay vốn làm kinh tế, nên ông đăng ký vay và mua bò, mở rộng chăn nuôi.

Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng ổn định.  

Cũng nhờ nguồn vốn của Hội Người mù tỉnh, gia đình ông Nguyễn Huynh (62 tuổi) ở đội 4 thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) mạnh dạn mua thêm hai con bò về nuôi.

"Ngày trước, nhiều khi muốn mở rộng chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình, nhưng không biết vay mượn ở đâu. 5 năm nay, gia đình được Hội Người mù tỉnh cho vay vốn làm ăn, nên kinh tế gia đình được cải thiện, bò từ 1 con giờ có 4 con", ông Huynh phấn khởi, kể.

Cũng giống như ông Hòa, ông Huynh tuy bị khiếm thị nhưng bằng ý chí và nghị lực các ông đã vươn lên sống có ích cho gia đình và xã hội.

Nhờ ý chí vươn lên trong cuộc sống, cùng với sự hỗ trợ của Hội Người mù tỉnh, nhiều người khiếm thị ở tỉnh ta đã chủ động tìm hướng đi cho mình và có cuộc sống ổn định.

Ông Huỳnh Sương - Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết

: "Nguồn vốn Hội quản lý cho vay là 990 triệu đồng. Đây là nguồn vốn từ Trung ương Hội hỗ trợ giúp đỡ hội viên giải quyết việc làm.

Qua 5 năm thực hiện, Hội đã giúp đỡ được nhiều hội viên phát triển kinh tế, ổn định được cuộc sống, có điều kiện chăm lo cho tương lai các con".


Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà làm giàu Nuôi gà làm giàu

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Dương Hoàng Tây, 28 tuổi đã bắt tay ngay vào phát triển kinh tế gia đình và trở nên khá giả với mô hình nuôi gà thả vườn.

09/05/2015
Thăng trầm chè Shan Tuyết Thăng trầm chè Shan Tuyết

Qua khỏi đèo Ách, chúng tôi đặt chân đến trung tâm huyện Văn Chấn (Yên Bái) để đi lên xã Suối Giàng, vùng đất đang tồn tại rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sinh ra loại chè mang tên Shan Tuyết trứ danh.

09/05/2015
SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất

Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây, chống chịu tốt với gió.

09/05/2015
Hơn 2,2 triệu tôm giống ở Thái Bình chết sau khi nuôi thả Hơn 2,2 triệu tôm giống ở Thái Bình chết sau khi nuôi thả

Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến hết ngày 7-5 dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm thẻ phát sinh tại hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và Đông Minh (Tiền Hải) có diễn biến phức tạp. Diện tích ao nuôi có tôm chết là 4,274 ha với số lượng giống thả là 2,215 triệu con.

11/05/2015
Mũi nhọn hội nhập, 'thua trận' khắp nơi Mũi nhọn hội nhập, 'thua trận' khắp nơi

Giữ vị trí lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 5 về xuất khẩu chè và thứ 4 về xuất khẩu tôm, song, những ngôi vị huy hoàng này đang có nguy cơ tuột khỏi Việt Nam. Thiếu thông tin, tổ chức sản xuất yếu là nguyên nhân chính.

11/05/2015