Người mù vươn lên làm kinh tế

Đã 36 năm, ông Huỳnh Tấn Hòa (56 tuổi) ở xóm 4 thôn Hòa Tân, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) phải sống trong bóng tối. Trong thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, do bị sốt xuất huyết nặng nên đôi mắt của ông đã vĩnh viễn không thấy ánh sáng.
Nhưng với ý chí của một người lính, ông tự động viên mình không được bỏ cuộc.
Sau khi về quê rồi cưới vợ, có con, cuộc sống bắt đầu khó khăn khiến hai vợ chồng phải đi tha hương làm ăn ở tận Ninh Thuận, nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được.
Về quê, ông cùng vợ làm nhà ở và làm 6 sào ruộng.
Mọi việc đồng áng lúc đầu đối với ông rất khó khăn, nhưng sau đó mọi thứ trở nên đơn giản hơn. "Bà ấy chở tôi đến ruộng là tôi có thể làm cỏ bờ, phun thuốc, cấy lúa… đều được. Không ai nghĩ tôi bị hỏng mắt cả", ông Hòa chia sẻ.
Tuy bị khiếm thị nhưng mọi việc trong gia đình và đồng áng ông Hòa đều tự tay làm.
Vợ chồng ông có 3 người con, 2 người đã lập gia đình, còn người con trai út vẫn sống chung với vợ chồng ông.
Ông Hòa nhận thấy, nếu trông chờ vào 6 sào lúa và vài con heo thì không thể nuôi con ăn học và sau này cũng không có nguồn vốn mở tiệm sửa xe cho con (lúc này người con trai út đang học nghề sửa xe máy-PV).
Thời gian đó, Hội Người mù tỉnh tiến hành cho các hội viên vay vốn làm kinh tế, nên ông đăng ký vay và mua bò, mở rộng chăn nuôi.
Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng ổn định.
Cũng nhờ nguồn vốn của Hội Người mù tỉnh, gia đình ông Nguyễn Huynh (62 tuổi) ở đội 4 thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) mạnh dạn mua thêm hai con bò về nuôi.
"Ngày trước, nhiều khi muốn mở rộng chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình, nhưng không biết vay mượn ở đâu. 5 năm nay, gia đình được Hội Người mù tỉnh cho vay vốn làm ăn, nên kinh tế gia đình được cải thiện, bò từ 1 con giờ có 4 con", ông Huynh phấn khởi, kể.
Cũng giống như ông Hòa, ông Huynh tuy bị khiếm thị nhưng bằng ý chí và nghị lực các ông đã vươn lên sống có ích cho gia đình và xã hội.
Nhờ ý chí vươn lên trong cuộc sống, cùng với sự hỗ trợ của Hội Người mù tỉnh, nhiều người khiếm thị ở tỉnh ta đã chủ động tìm hướng đi cho mình và có cuộc sống ổn định.
Ông Huỳnh Sương - Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết
: "Nguồn vốn Hội quản lý cho vay là 990 triệu đồng. Đây là nguồn vốn từ Trung ương Hội hỗ trợ giúp đỡ hội viên giải quyết việc làm.
Qua 5 năm thực hiện, Hội đã giúp đỡ được nhiều hội viên phát triển kinh tế, ổn định được cuộc sống, có điều kiện chăm lo cho tương lai các con".
Có thể bạn quan tâm

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.

Ngày 3-9, Đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất trang trại nuôi heo Tuyết An tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu).

Anh Dư Văn Hai – chủ trang trại chăn nuôi dúi, xã Minh Quang (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) không chỉ được người dân địa phương biết đến mà nhiều nhà hàng lớn ở Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội, Tuyên Quang, Phú Thọ... biết tiếng. Với quy mô chăn nuôi lên đến hàng nghìn con, trang trại của anh Hai được Hội Các ngành sinh học Việt Nam (Bộ Công thương) và Bộ NN&PTNT nhiều lần tới tham quan.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, nhiều nông dân ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã mạnh dạn chuyển đổi tìm hướng đi mới trong sản xuất, đó là chăn nuôi bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ.