Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Hrê Nuôi Gà Hmông Ở Quảng Ngãi

Người Hrê Nuôi Gà Hmông Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 20/02/2013

Hai năm nay, giống gà H'mông đã được "khai sinh, lập trại" tại vùng đất Sơn Hà, Sơn Tây. Nhiều gia đình nông dân Hrê nơi đây tiếp thu kiến thức mới, đầu tư công sức vào nuôi giống gà này với mong ước đổi đời.

Mô hình nuôi gà H'mông lần đầu tiên được triển khai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Sơn Hà (có 8 hộ dân tộc Hrê nghèo ở thị trấn Di Lăng được chọn làm điểm, mỗi hộ nuôi 40 con). Các hộ nuôi được Trạm Khuyến nông huyện đầu tư con giống, hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc. Sau 4 tháng nuôi, gà đã đạt trọng lượng 2,2 đến 2,5 kg/con. Bình quân thu nhập của hộ nuôi sau khi xuất bán gà khoảng 10 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Trung - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: "Mô hình này được đầu tư thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ. Sau khi nghiên cứu, Trạm Khuyến nông xác định giống gà H'mông phù hợp với tập quán chăn nuôi, điều kiện khí hậu nên quyết tâm đưa về nuôi thử nghiệm". Ông Trung bảo rằng, ngoài mục tiêu giúp bà con Hrê trên địa bàn tổ chức phát triển chăn nuôi (có nhiều ưu điểm vượt trội), cải thiện cuộc sống thì việc đưa gà H'mông (giống gà vốn chỉ được nuôi ở các tỉnh phía Bắc) còn có mục đích cải tạo giống gà địa phương.

Tại huyện Sơn Tây, mô hình nuôi gà H'mông được triển khai thí điểm tại xã Sơn Long. Từ nguồn vốn chương trình giảm nghèo bền vững 30a, huyện Sơn Tây đã mua và cấp phát 4.000 con gà giống H'mông cho 50 hộ nghèo xã Sơn Long nuôi, tìm hướng thoát nghèo. Mỗi gia đình được nhận 80 con. Trước khi nhận gà giống, Trạm Khuyến nông huyện đã tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm chuồng trại đảm bảo điều kiện sinh trưởng, phát triển cho gà; đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh, để quá trình nuôi gà giống hạn chế dịch bệnh.

Chúng tôi được cán bộ Trạm Khuyến nông Sơn Hà dẫn đi "thực tế" ở trại gà của gia đình vợ chồng anh Đinh Văn Nam và chị Đinh Thị Giấy. Trên khoảnh vườn rộng chừng 200 m2 được anh Nam khoanh lưới B40, giữa khuôn viên ấy một "ngôi nhà sàn nhỏ" bằng gỗ làm chỗ cho bầy gà H'mông ngủ và đẻ trứng. Chị Giấy cho biết: "Nuôi gà H'mông dễ lắm, không tốn nhiều thời gian. Mình có thể tận dụng lúc rảnh rỗi để cho ăn. Đến định kỳ thì tiêm chủng, khi trời chuyển thì cho ăn tăng cường thêm một số loại thức ăn để gà khỏe, không bị ốm".

Trước khi chúng tôi đến, gia đình chị Giấy mới bán 10 cặp gà và mấy chục trứng. Chị Giấy bảo, để góp với số tiền bán mì chuẩn bị xuống phố mua thêm một chiếc xe máy mới.

Dù có nhiều ưu điểm, song không phải gia đình Hrê nào nuôi gà H'mông cũng gặp thuận lợi. Theo ông Đinh Văn Trung - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Sơn Hà thì: "Kỹ thuật nuôi không phải là vấn đề người nuôi băn khoăn. Cái lo lắng nhất là đầu ra cho sản phẩm". Với cung cách sản xuất mang nặng tính "tự cung tự cấp" nên dường như các gia đình này chưa biết cách "mang sản phẩm" của mình ra thị trường tiêu thụ. Đầu ra của gà thịt hoàn toàn thông qua tư thương nên giá bán luôn bấp bênh. Mặt khác, do chăn nuôi với quy mô nhỏ, thời vụ nên khi có "đơn đặt hàng" thường xuyên thì các hộ nuôi lại không đáp ứng được. Thực tế "cung chưa gặp cầu" đã gây thiệt thòi cho người nuôi gà H'mông. Biết vậy nhưng nông dân Hrê Sơn Hà vẫn chưa tìm được cách thích ứng thị trường.

Mô hình "người Hrê nuôi gà H'mông" ở Sơn Hà được đánh giá là đạt yêu cầu của một mô hình thí điểm nhưng nó có thực sự là mô hình hiệu quả kinh tế, giúp đồng bào Hrê xóa nghèo hay không còn là vấn đề của... "đầu ra". Việc này đang cần có sự hợp tác của 3 nhà: Nhà nước, nhà nông và nhà tiêu thụ!


Có thể bạn quan tâm

Người Trung Quốc Lén Lút Thuê Đất Trồng Dưa Hấu Người Trung Quốc Lén Lút Thuê Đất Trồng Dưa Hấu

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.

11/06/2014
Mở Hướng Liên Kết Bán Hàng Nông Sản Giá Trị Cao Mở Hướng Liên Kết Bán Hàng Nông Sản Giá Trị Cao

Ngày 10/6, hơn 100 đại biểu huyện Tam Bình, các sở, ngành tỉnh Vĩnh Long, DN, chủ cơ sở làng nghề và nông dân làm vườn tham gia Hội thảo “Kết nối cung - cầu nâng cao giá trị nông sản”, do UBND huyện Tam Bình phối hợp Khoa Kinh tế - trường ĐH Cần Thơ tổ chức.

11/06/2014
Bao Giờ Bao Giờ "Tự Lo" Được Thức Ăn Thủy Sản?

Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa kể diện tích NTTS trên biển; trong đó có trên 660.000 ha nuôi tôm nước lợ và trên 5.000 ha nuôi cá tra. Thức ăn cho 2 đối tượng nuôi nói trên 100% phải sử dụng thức ăn công nghiệp.

11/06/2014
Đã Có Gạo Hoa Lúa Chất Lượng Cao Đã Có Gạo Hoa Lúa Chất Lượng Cao

Ở vụ lúa ĐX vừa qua Cty TNHH - TM Gạo Hoa Lúa (TP.HCM) đã chính thức ra mắt khách hàng hai sản phẩm gạo được sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng cao GlobalGAP.

11/06/2014
Hướng Tới Sản Xuất Cá Tra Bền Vững Hướng Tới Sản Xuất Cá Tra Bền Vững

Cá tra một thời tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho ĐBSCL. Tuy nhiên, trong 5 năm qua hoạt động sản xuất (SX) và tiêu thụ cá tra vẫn chưa thoát được cảnh thăng trầm.

11/06/2014