Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía
Ngày đăng: 14/06/2012

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Ba Tơ được xem là "thủ phủ" của cây mía ở miền núi Quảng Ngãi, với diện tích đất trồng mía 1.000ha. Tuy nhiên, đất canh tác cây mía nằm ở các vùng đồi, núi nên độ dốc khá cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT còn yếu, dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại từ cây trồng này còn thấp.

Dùng máy đào luống trồng mía.

Những nhược điểm này đã được khắc phục, khi mô hình thâm canh cây mía trên đất gò đồi" do Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh và Nhà máy Đường Phổ Phong (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) cùng chính quyền Ba Tơ phối hợp triển khai thực hiện.

Từ vụ mía năm 2009-2010, trên diện tích khoảng 600ha ở 2 xã Ba Dinh và Ba Tơ, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp đã tổ chức tập huấn, hỗ trợ phân bón, cây giống mới cho người dân, đồng thời đưa phương tiện cơ giới lên đảm nhận khâu đào hàng, tạo rãnh thay cho cách dùng cuốc như lâu nay, nên năng suất mía, chữ đường trong mía đều tăng. Nhờ vậy, đồng bào đã lãi từ 35-37 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn trước đó ít nhất 20 triệu đồng/ha/vụ.

Đưa tay chỉ vào đám mía gốc rộng hơn 4 sào xanh tốt, ông Đinh Văn Theo ở xã Ba Dinh khoe: “Nhờ cán bộ đưa máy lên đào hàng, rồi chỉ dẫn cách bón phân nên vụ mía vừa rồi, gia đình thu được 15 tấn, nhiều hơn vụ trước 4 tấn. Sau khi bán, trừ chi phí còn lãi hơn 8 triệu đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Kết Hợp Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Với Bảo Vệ Rừng Và Môi Trường Sinh Thái Kết Hợp Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Với Bảo Vệ Rừng Và Môi Trường Sinh Thái

Với phương châm: “Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phải gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái”, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có hướng đi mới trong lao động, sản xuất và ý thức rất cao trong việc tích cực thực hiện tốt giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

12/09/2014
Kinh Nghiệm Từ Các Chuyên Gia Đức Kinh Nghiệm Từ Các Chuyên Gia Đức

Đến từ một đất nước xa xôi nhưng các chuyên gia của Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa Liên bang Đức (DGRV) có những hiểu biết sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế tập thể của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Đặc biệt, họ đã chia sẻ những kinh nghiệm rất thiết thực về phát triển kinh tế tập thể, nhất là khu vực hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.

12/09/2014
Cấp Phát Cây Giống Hoa Phong Lan Cho Nông Dân Cấp Phát Cây Giống Hoa Phong Lan Cho Nông Dân

Sau khi đã tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc giống cây hoa phong lan, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò vừa phối hợp UBND xã Bình Thạnh Trung tổ chức cấp phát cây giống hoa phong lan cho 20 hộ nông dân trên địa bàn xã, mỗi hộ được nhận 100 cây giống.

12/09/2014
Chuyện Ngư Dân “Cổ Phần” Chuyện Ngư Dân “Cổ Phần”

Tham gia cổ phần với doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản để khai thác, xuất khẩu cá ngừ đại dương - chuyện tưởng chỉ có trong mơ của ngư dân miền Trung - lại đang được triển khai thí điểm. Đây là cơ hội lớn để ngư dân Việt Nam chuyển mình, thay đổi cách làm nhằm nâng cao lợi nhuận.

12/09/2014
Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Dịch Bệnh Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Dịch Bệnh Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi

Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).

12/09/2014