Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía
Ngày đăng: 14/06/2012

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Ba Tơ được xem là "thủ phủ" của cây mía ở miền núi Quảng Ngãi, với diện tích đất trồng mía 1.000ha. Tuy nhiên, đất canh tác cây mía nằm ở các vùng đồi, núi nên độ dốc khá cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT còn yếu, dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại từ cây trồng này còn thấp.

Dùng máy đào luống trồng mía.

Những nhược điểm này đã được khắc phục, khi mô hình thâm canh cây mía trên đất gò đồi" do Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh và Nhà máy Đường Phổ Phong (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) cùng chính quyền Ba Tơ phối hợp triển khai thực hiện.

Từ vụ mía năm 2009-2010, trên diện tích khoảng 600ha ở 2 xã Ba Dinh và Ba Tơ, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp đã tổ chức tập huấn, hỗ trợ phân bón, cây giống mới cho người dân, đồng thời đưa phương tiện cơ giới lên đảm nhận khâu đào hàng, tạo rãnh thay cho cách dùng cuốc như lâu nay, nên năng suất mía, chữ đường trong mía đều tăng. Nhờ vậy, đồng bào đã lãi từ 35-37 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn trước đó ít nhất 20 triệu đồng/ha/vụ.

Đưa tay chỉ vào đám mía gốc rộng hơn 4 sào xanh tốt, ông Đinh Văn Theo ở xã Ba Dinh khoe: “Nhờ cán bộ đưa máy lên đào hàng, rồi chỉ dẫn cách bón phân nên vụ mía vừa rồi, gia đình thu được 15 tấn, nhiều hơn vụ trước 4 tấn. Sau khi bán, trừ chi phí còn lãi hơn 8 triệu đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Cá Giống Hút Hàng Cá Giống Hút Hàng

Hằng năm, khoảng tháng 5 và tháng 6 (âm lịch), nhiều người dân tại các vùng lũ ở ĐBSCL mua cá giống để thả trên chân ruộng lúa nên sức mua nhiều loại cá giống tăng, nhất là các loại cá trắng

27/07/2011
Chồn Nhung Đen Chồn Nhung Đen

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao

17/07/2011
Mô Hình Nuôi Cá Chình Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Chình Hiệu Quả

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

18/02/2011
Phát Triển Cây Mắc Ca Phát Triển Cây Mắc Ca

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc

27/07/2011
Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

27/07/2011