Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Hà Nội mua dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam

Người Hà Nội mua dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam
Ngày đăng: 17/04/2015

Thời gian vừa qua, lũ trên sông Vu Gia vào các ngày từ 25 đến 26/3 đã làm ngập và hư hỏng nhiều diện tích hoa màu ở tỉnh Quảng Nam.

Nhiều bà con nông dân trồng dưa hấu tại huyện Đại Lộc đã lâm vào hoàn cảnh bi đát khi khoảng 30ha ruộng dưa hấu đang đến ngày thu hoạch bỗng nhiên bị ngập trong nước lũ. Nhiều hộ gia đình trắng tay, một số người còn phải gánh thêm những khoản nợ không nhỏ từ vốn vay ngân hàng.

Chia sẻ với tình cảnh khốn khó của bà con nơi đây, nhiều người trẻ đã đứng lên vận động người dân tại một số tỉnh thành khu vực miền Trung chung tay mua dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam. Người tiên phong cho hoạt động ý nghĩa “Mỗi trái dưa là một tấm lòng” là anh Trần Đình Quốc Khương (Đà Nẵng). 100 tấn dưa bị ngập lụt đã được anh và các tình nguyện viên tại Đà Nẵng bán hết với giá 4.000đ/kg.

Sau một thời gian triển khai hoạt động, nhận thấy sức mua đã giảm, thị trường đã bão hòa nên anh quyết định dừng lại. Số tiền chênh lệch lúc bán dưa và số tiền quyên góp được anh cùng nhóm thiện nguyện trao tận tay các gia đình khó khăn của huyện.

Sau khi nghe thông tin còn một lượng lớn dưa của bà con bị ép giá cần tiêu thụ gấp, một nhóm thiện nguyện khác tại Hà Nội đã quyết định kết hợp với nhóm ở miền Trung, tiếp tục thu mua 14 tấn dưa hấu với giá 3 triệu đồng/tấn, chuyển ra thủ đô và một số tỉnh thành phía Bắc để tiêu thụ giúp bà con nông dân.

Trên trang facebook cá nhân của những người tham gia mua dưa ủng hộ bà con nông dân, tình hình mua bán dưa và vận chuyển tại Quảng Nam liên tục được cập nhật, kéo theo đó là rất nhiều những lời động viên, chia sẻ và vận động mua dưa của cộng đồng mạng.

Anh Nguyễn Huy Tuấn, đầu mối chuyển dưa từ Quảng Nam cho biết xe chở dưa đã có mặt tại Hà Nội vào tối ngày 6/4. Việc phân phối dưa và sắp xếp đơn hàng kéo dài suốt từ tối đến đêm, và ngay trong ngày 7/4, kế hoạch bán dưa tại 4 địa điểm trên các phố Nguyễn Khuyến, Trần Duy Hưng, Bà Triệu và khu đô thị mới Dịch Vọng đã được triển khai.

Dưa hấu đắt hàng như tôm tươi

Sáng 7/4, tại tòa nhà N07B3 – Khu đô thị mới Dịch Vọng, ngay từ sáng sớm, nhiều sinh viên khoác trên mình áo xanh tình nguyện đã có mặt để hỗ trợ cho việc bán dưa. Rất nhiều người đã tập trung tại đây, tiếng trao đổi, tiếng hỏi han làm huyên náo cả một góc đường Thành Thái. 3 tấn dưa đã được tiêu thụ hết chỉ trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ kể từ khi bắt đầu bán. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại các địa điểm còn lại.

Một khách hàng lái xe từ Vĩnh Phúc tới với ý định mua 100kg để về bán lại với giá tương tự cho biết: “Mình đã đặt mua từ hôm trước rồi, nhưng bây giờ đến thì lại được thông báo là hết dưa, trong khi mình đã phải tự lái xe đến đây để không mất tiền thuê xe vận chuyển”.

Chị Vũ Thị Huyền Trang, người phụ trách bán dưa tại địa điểm này cho biết, lượng khách đặt hàng qua trang facebook cá nhân của chị quá lớn, mỗi đơn hàng có thể từ vài chục, thậm chí lên tới vài trăm quả. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng dưa tiêu thụ nhanh với tốc độ chóng mặt và không thể đáp ứng nhu cầu mua lẻ của rất nhiều người dân.

Lượng dưa có hạn trong khi sức mua lại lớn khiến cho những người phụ trách như chị Trang lâm vào cảnh dở khóc dở cười, “Tôi chỉ có từng đấy dưa để bán, trong khi mọi người cứ đặt mua 100 hoặc 150 quả mỗi đơn nên không đủ số lượng để bán lẻ, thành ra những đơn đã đặt từ trước cũng không đủ dưa để bán, những người khác đến không mua được lại nghĩ mình bán buôn, nhiều người quay sang trách móc”.

Chị cũng phân trần: “Chúng tôi bán dưa với mục đích ủng hộ nông dân, lẽ ra khi hết dưa rồi thì mọi người phải vui mừng mới phải, đằng này có người lại bất bình vì không mua được dưa”.

Được biết, giá dưa thương lái ép bà con nông dân là 800đ – 1.000đ/kg, trong khi các tình nguyện viên tại Hà Nội bán ra với giá 5.000đ/kg, tức là chỉ bằng khoảng 1/4 giá trên thị trường hiện nay./.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Chép Trong Ao Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Chép Trong Ao

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

04/07/2013
Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

04/07/2013
Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

04/07/2013
Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân. Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

04/07/2013
Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

04/07/2013