Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Giỏi Chăn Nuôi

Người Giỏi Chăn Nuôi
Ngày đăng: 17/06/2013

Trước đây mỗi lần nhắc đến Thanh Tiến, một thôn Công giáo toàn tòng nằm bên phía bắc bờ con sông Gianh, thuộc xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, người ta lại nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo vốn sinh sống chủ yếu bằng các nghề khai thác vật liệu xây dựng. Toàn thôn có 125 hộ gia đình, 650 nhân khẩu nhưng không có đất để sản xuất nông nghiệp, nên trước đây, chỉ trừ những ngày mưa bão, nguy hiểm còn hầu như quanh năm, người Thanh Tiến đều lênh đênh trên những chiếc thuyền để kiếm kế sinh nhai.

Sau khi được huyện Tuyên Hoá và xã Tiến Hoá khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp, nhiều hộ hộ gia đình ở Thanh Tiến đã thực sự thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Đến Tiến Hoá công tác lần này, tôi được các anh lãnh đạo UBND xã kể cho nghe về một gia đình giáo dân giỏi chăn nuôi tiêu biểu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Đó là gia đình anh Mai Văn Tiến.

Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng trang trại chăn nuôi của gia đình, anh Mai Văn Tiến phấn khởi cho biết: Cũng như nhiều hộ gia đình khác vốn làm nghề khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng ở Thanh Tiến, trước đây quanh năm gia đình anh dù đầu tắt mặt tối nhưng cuộc sống vẫn không khá giả nổi.

Đọc báo, nghe đài biết được nông dân nhiều nơi đã thành công trong chăn nuôi lợn và các loại gia súc, gia cầm, anh Tiến quyết định bàn với gia đình từ bỏ cái nghề “cha truyền con nối” để chuyển hướng làm ăn sang chăn nuôi lợn. Được sự động viên của cấp uỷ, Ban điều hành thôn Thanh Tiến và UBND xã Hoá Tiến, vợ chồng anh Mai Văn Tiến đã quyết định thế chấp căn nhà, vay của ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - chi nhánh Tuyên Hoá 200 triệu đồng để đầu tư phát triển chăn nuôi.

Sau khi có được nguồn vốn trong tay, nhưng do chưa hiểu biết về nghề nuôi lợn, nên thời gian đầu vợ chồng anh chỉ dám thả nuôi một vài con lợn để rút kinh nghiệm, chứ chưa dám nuôi nhiều. Sau đó anh Tiến liền dành một thời gian dài đến các cơ sở chăn nuôi có kinh nghiệm và gặp gỡ những người chăn nuôi lâu năm ở Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch để học tập kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi lợn.

Bên cạnh đó, anh Tiến còn mua nhiều sách vở hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi về nhà tự nghiên cứu và chịu khó tham gia nhiệt tình các buổi tập huấn do trạm Khuyến nông huyện Tuyên Hoá tổ chức. Sau khi đã “thuộc nằm lòng” những kỹ thuật thiết yếu nhất về chăn nuôi lợn, năm 2008, anh Mai Văn Tiến liền bắt tay vào mở rộng quy mô chăn nuôi.

Ngoài đầu tư xây dựng chuồng trại, anh Mai Văn Tiến còn đầu tư mua 20 con lợn nái siêu nạc, 40 con lợn nái hậu bị và 140 con lợn lấy thịt. Nắm chắc kỹ thuật, nguồn con giống được mua từ những nơi có xuất xứ rõ rang, uy tín, nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, khu chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo, nên đàn lợn của trang trại anh Mai Văn Tiến rất chóng lớn và ít bị bệnh. Nhờ đó, từ năm 2008 đến nay, gia đình anh Mai Văn Tiến đã có một nguồn thu khá lớn, trên 100 triệu đồng/năm.

Từ thành công của mô hình kinh tế chăn nuôi lợn của gia đình anh Mai Văn Tiến, hiện nay ở Thanh Tiến, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu học cách làm ăn của anh, dần dần từ bỏ nghề cũ, chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi. Tuy không có đủ đủ nguồn vốn để hỗ trợ, giúp đỡ cho những gia đình chăn nuôi trong thôn, nhưng anh Mai Văn Tiến luôn là người rất nhiệt tình trong việc tư vấn, giúp đỡ cho họ về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi.

Tin chắc rằng nghề chăn nuôi lợn nói riêng và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng sẽ góp phần giúp cho người dân Thanh Tiến từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.


Có thể bạn quan tâm

Gấu nuôi vỡ mật Gấu nuôi vỡ mật

Nghệ An là một trong số ít địa phương có số lượng gấu nuôi nhốt nhiều nhất cả nước vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu dùng mật gấu không còn nhiều, cộng thêm các quy định về quản lý và bảo vệ loài động vật này nên số lượng gấu nuôi giảm nhanh chóng. Điều đáng buồn là số gấu nuôi giảm không phải do được trả về lại môi trường tự nhiên, mà giảm vì bị giết thịt nấu cao…

05/06/2015
Thu nhập 200 triệu mỗi năm từ nuôi chim trĩ Thu nhập 200 triệu mỗi năm từ nuôi chim trĩ

Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi chim trĩ đỏ - một loài chim quý, có giá trị kinh tế cao, hiện trang trại của anh Võ Lợi (Tổ 17, phường Phú Bài, Hương Thủy, TP Huế) cho thu nhập trên 200 triệu/năm.

05/06/2015
Cảnh giác với chiêu trò bán sản phẩm hỗ trợ vật nuôi, cây trồng Cảnh giác với chiêu trò bán sản phẩm hỗ trợ vật nuôi, cây trồng

Nhiều ngày qua, một số người tự xưng là nhân viên Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ xanh Việt Nam đã về các vùng nông thôn Quảng Ngãi rao bán hai sản phẩm hỗ trợ vật nuôi, cây trồng với giá khá đắt. Dù không biết thực hư hiệu quả hai loại thuốc này thế nào, nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền mua hai sản phẩm này sau khi nghe những lời quảng cáo có cánh.

05/06/2015
Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) Hà Công Tuấn tại Hội thảo Định hướng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam do Bộ NN & PTNT phối hợp với Đại sứ quán Úc tổ chức hôm nay (4/6), tại Hà Nội.

05/06/2015
Nông dân trồng lác phấn khởi vì được mùa, được giá Nông dân trồng lác phấn khởi vì được mùa, được giá

Hiện nay, người trồng lác (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) rất phấn khởi vì cây lác được mùa lại có giá. Nếu như thời điểm đầu năm 2015 lác khô giá 12.000 đồng/kg, nay đã tăng thêm 2.200 đồng/kg.

05/06/2015