Người Đưa Bưởi Diễn Về Trồng Ở Quý Quân

Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Túc ở thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn-Tuyên Quang) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây. Ông cũng là người đầu tiên đưa bưởi Diễn về trồng ở đất này.
Quê gốc ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), năm 2008, sau một lần về thăm quê, ông Túc được giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Diễn. Nhận thấy đây là hướng phát triển kinh tế mới, ông quyết định đưa giống bưởi Diễn lên trồng ở Quý Quân. Đây là lựa chọn táo bạo khi chuyển từ trồng ngô, khoai, sắn sang trồng bưởi Diễn bởi trên địa bàn xã chưa có gia đình nào làm như vậy.
Những năm đầu, ông Túc khá vất vả trong việc cải tạo đất cho phù hợp với bưởi và việc chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của cây. Nhờ cần mẫn, chịu khó học hỏi và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của huyện tổ chức, năm 2011, những quả bưởi đầu tiên đã cho thu hoạch, tạo tiền đề để ông mở rộng diện tích. Hơn 7 năm trồng bưởi Diễn, hiện ông đã có vườn bưởi rộng gần 8.000m2 với 800 gốc, hằng năm cho thu hoạch một vụ vào dịp Tết Nguyên đán.
Bưởi Diễn có nhiều ưu điểm hơn các loại bưởi khác như màu quả vàng tươi, sau khi thu hái có thể để 15 - 20 ngày mà quả vẫn tươi, múi mọng nước nên bán được giá. Trung bình mỗi vụ, ông Túc thu hoạch trên 1 vạn quả bưởi, bình quân mỗi cây cho trên 100 quả, thương lái tới tận nhà thu hái với giá 12.000 - 15.000 đồng/quả, thu nhập trên 110 triệu đồng.
Ông Túc tâm sự: “Ưu điểm của bưởi Diễn là dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần chăm sóc chu đáo là cho năng suất khá. Sau 3 năm trồng là cây cho thu hoạch, giá cả lại ổn định nên mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Đánh giá về mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình ông Túc, ông Mai Xuân Bắc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quý Quân kiêm Trưởng thôn 8 chia sẻ: “Khi về định cư ở đây, gia đình ông Túc rất khó khăn, nhưng gần đây đã ổn định hơn nhờ trồng bưởi Diễn. Do biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên năm nào vườn bưởi cũng cho năng suất cao. Thấy hiệu quả kinh tế cao nên bà con trong thôn đã tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng bưởi Diễn”.
Nói về dự định của mình, ông Túc cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục trồng thêm 200 gốc, nâng số cây trong vườn lên 1.000 gốc. Từ thành công ban đầu, nhiều người dân trong vùng đã tìm đến nhà ông học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.

Trong cái nắng chang chang của những ngày đầu tháng 3, bên những rẫy mía vừa thu hoạch xong, chuyện trà dư tửu hậu về cây mía bắt đầu bằng tiếng thở dài và kết thúc bằng những cái lắc đầu ngao ngán.