Người đi đầu trong làm lúa sạch

Kết quả vụ lúa sạch thành công, chi phí đầu vào giảm, trong khi năng suất vẫn cao và điều khiến ông vui mừng nhất là từ nay làm lúa không còn lo lắng phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu vừa ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, vừa gây hại cho người sử dụng. Từ đó đến nay, ông luôn đi đầu trong việc làm lúa sạch, ngoài ra ông còn tích cực hướng dẫn các hộ xung quanh, nông dân nơi khác đến tham quan cùng áp dụng quy trình làm lúa sạch.
Ông Kìa cho hay: “Tính đến nay tôi đã làm được 12 vụ lúa sạch và gạo sạch mang thương hiệu Tân Bình Lục đã được nhiều người tiêu dùng trong và tỉnh biết đến. Sau lúa sạch, tôi dự tính tiếp tục làm bưởi sạch để cung cấp cho thị trường. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những sản phẩm sạch, an toàn, vì thế người làm nông cũng phải theo yêu cầu này để sản xuất. Làm lúa sạch không chỉ nông dân sản xuất đảm bảo sức khỏe mà người tiêu dùng cũng yên tâm sử dụng”. Đã ở tuổi gần 60, nhưng ông vẫn say mê với nghề làm nông và đầy kiêu hãnh khi nói về quy trình làm lúa sạch của mình và của một số người dân Tân Bình.
Thời gian qua, nông dân trong và ngoài tỉnh, sinh viên nhiều trường đại học đã tìm về học hỏi, nghiên cứu mô hình làm lúa sạch của ông Kìa và ông luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.

Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.

Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.