Người đi đầu trong làm lúa sạch

Kết quả vụ lúa sạch thành công, chi phí đầu vào giảm, trong khi năng suất vẫn cao và điều khiến ông vui mừng nhất là từ nay làm lúa không còn lo lắng phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu vừa ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, vừa gây hại cho người sử dụng. Từ đó đến nay, ông luôn đi đầu trong việc làm lúa sạch, ngoài ra ông còn tích cực hướng dẫn các hộ xung quanh, nông dân nơi khác đến tham quan cùng áp dụng quy trình làm lúa sạch.
Ông Kìa cho hay: “Tính đến nay tôi đã làm được 12 vụ lúa sạch và gạo sạch mang thương hiệu Tân Bình Lục đã được nhiều người tiêu dùng trong và tỉnh biết đến. Sau lúa sạch, tôi dự tính tiếp tục làm bưởi sạch để cung cấp cho thị trường. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những sản phẩm sạch, an toàn, vì thế người làm nông cũng phải theo yêu cầu này để sản xuất. Làm lúa sạch không chỉ nông dân sản xuất đảm bảo sức khỏe mà người tiêu dùng cũng yên tâm sử dụng”. Đã ở tuổi gần 60, nhưng ông vẫn say mê với nghề làm nông và đầy kiêu hãnh khi nói về quy trình làm lúa sạch của mình và của một số người dân Tân Bình.
Thời gian qua, nông dân trong và ngoài tỉnh, sinh viên nhiều trường đại học đã tìm về học hỏi, nghiên cứu mô hình làm lúa sạch của ông Kìa và ông luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2015/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 41 trước đây sẽ có hiệu lực từ ngày 25.7.2015. Chính sách mới này nhằm đáp ứng tốt hơn việc vay vốn phát triển nông nghiệp, cũng như đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Là một địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan phù hợp với các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây ăn quả, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới là cây dài ngày như cây chanh leo, bời lời đỏ, thanh long ruột đỏ... nhằm tìm ra những loại cây phù hợp đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ đất đai và lao động. Cây thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây trồng mới được các hộ nông dân đưa vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế khá.

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.