Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh

Thấy Khương trăn trở, có người bạn “tham mưu”: Hay là cậu về Hải Hà cùng vợ chăm lũ “vịt trời”. Câu nói đó không làm Khương tự ái, trái lại trong đầu anh lại nảy ra ý tưởng “Hay ta về Hải Hà nuôi vịt trời. Nhà mình có đất rộng, lại có hồ ao, sợ gì không làm được mà ăn”. Trước đó, Khương vô tình xem chương trình “Sinh ra từ làng” trên VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam, thấy có anh Tô Quang Dần, xã Đông Phú, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nuôi vịt trời kiếm được tiền tỷ. Khương nghĩ “Hay mình thử làm theo xem sao…”.
Nghĩ là làm. Anh xin nghỉ việc, trở về quê xã Quảng Chính, khởi nghiệp bằng nghề nuôi vịt trời từ đầu năm 2013. Khi ấy cả huyện chưa có ai làm nghề này. Với đồng vốn ít ỏi ban đầu, Khương lên tận trang trại của anh Tô Quang Dần ở Bắc Giang mua 50 con vịt giống, giá 480.000 đồng/con mang về Hải Hà nuôi thử. Những ngày đầu mầy mò, trước mắt là làm quen với lũ vịt, thân thiện với chúng để nuôi theo hướng bán hoang dã, chứ không nuôi nhốt hay chăng lưới bên trên ao đầm như một số người từng làm.
Anh kể, từ nhỏ anh hay quan sát lũ chim ngoài đồng, thấy con trâu to lớn, có cặp sừng cong, vậy mà con chim vẫn đậu trên lưng. Trong khi con người nom hiền lành hơn, mà khi chim phát hiện từ đằng xa là chúng đã vụt bay mất. Khương nhận ra rằng chim có giác quan rất nhạy, rất chính xác, phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù; thường rất cẩn thận khi chọn nơi đậu, làm tổ. Cậu bé Khương đã từng nuôi chim sáo, chào mào. Không giống như người khác, sợ mất chim nên nhốt cẩn thận, Khương có cách nuôi chim thả rông, chiều tối chúng tự bay về lồng. Theo Khương thì vịt trời cũng vậy, nếu biết cách nuôi thì chúng cũng gần gũi với con người. Khương bảo: “Vịt trời rất khôn. Hàng ngày chúng bay đi kiếm ăn rất xa, tối quay về đúng nơi ở. Khi vịt trời bị nhốt, chúng rất yếu, thịt không ngon vì ít vận động, không ăn các đồ ăn tự nhiên như cua, cáy, ốc”.
Vịt trời nuôi thả rông, chiều tối lại rủ thêm những con vịt sống hoang dã theo về. Từ 50 con vịt ban đầu, đến nay chưa đầy 2 năm, đàn vịt của anh Khương có khoảng 700 con. Khương cho biết lúc vịt mới nở, anh cho vịt ăn cám của gà con, sau 20 ngày cho ăn cám của vịt đẻ, tới tháng thứ 3 cho toàn thóc, ngô. Vịt trời không ăn tôm, cá đã chết, chúng thường tìm bắt tôm, cá, cua ốc còn sống. Chính đặc điểm này khiến cho vịt vận động nhiều, rất ít mắc dịch bệnh. Những vịt con hoang dã rất khoẻ mạnh, Khương thường giữ lại làm vịt giống. Trứng vịt được Khương ấp nhân tạo. Nhưng vẫn có nhiều con không bỏ được lối sống hoang dã, thường tự tìm nơi đẻ rồi ấp trứng. Bởi vậy, trên diện tích gần 1ha ao nuôi vịt trời, Khương để nhiều bụi cây tự nhiên, tạo nơi cho vịt đẻ, ấp trứng. Dưới ao Khương thả nhiều cá, vừa có nguồn thu cá, lại vừa có nguồn thức ăn cho vịt.
Mới nuôi, doanh thu chưa được nhiều, hiện mới có Công ty Du lịch Trường Sơn ở TP Móng Cái là khách hàng mua vịt trời thường xuyên của Khương với giá từ 200.000 - 250.000 đồng/con vịt 1kg. Cũng đã có những hộ chăn nuôi trong huyện tìm đến Khương học hỏi cách nuôi vịt trời và mua con giống. Ai đến học hỏi, anh đều chỉ bảo tận tình. Là người đầu tiên nuôi vịt trời trong tỉnh, bước đầu Đào Duy Khương đã tạo thêm hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi đa dạng cho nông dân Hải Hà.
Có thể bạn quan tâm

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.