Người Dân Vùng Cát Quảng Trị Được Mùa Mướp Đắng

Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nâng cao đời sống kinh tế.
Sau khi đưa vào trồng các loại cây như dưa gang, lạc nhưng hiệu quả mang lại không cao nên chính quyền xã Triệu Vân đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi sang trồng cây mướp đắng. Từ hiệu quả mang lại có thể thấy cây mướp đắng rất thích nghi với vùng đất cát ở xã Triệu Vân. Nhờ đó, đến nay toàn xã phát triển được khoảng 35ha, tăng 5ha so với năm ngoái, tập trung ở thôn 9.
Theo tính toán của những hộ dân trực tiếp trồng mướp đắng, trung bình mỗi ha cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm, sau khi trừ các khoản chi phí, cho lãi ròng 300 triệu đồng/năm. Điều này giúp đời sống của người dân vùng cát được nâng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm, giá phân bón thế giới lẫn trong nước đều có xu hướng giảm. Các đơn vị sản xuất phân đạm trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, bù chi phí cho quy định siết chặt tải trọng từ tháng 4/2014…

Qua 3 năm thực hiện, có 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phản hồi về mặt khoa học trong kiểm nghiệm dư lượng chất dioxin trong sản phẩm nông nghiệp XK sang Đài Loan, trong đó có trà ô long của Lâm Đồng, để xóa bỏ tin đồn tại Đài Loan và các nước NK trà Lâm Đồng.

“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...