Người Dân Vùng Cát Quảng Trị Được Mùa Mướp Đắng

Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nâng cao đời sống kinh tế.
Sau khi đưa vào trồng các loại cây như dưa gang, lạc nhưng hiệu quả mang lại không cao nên chính quyền xã Triệu Vân đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi sang trồng cây mướp đắng. Từ hiệu quả mang lại có thể thấy cây mướp đắng rất thích nghi với vùng đất cát ở xã Triệu Vân. Nhờ đó, đến nay toàn xã phát triển được khoảng 35ha, tăng 5ha so với năm ngoái, tập trung ở thôn 9.
Theo tính toán của những hộ dân trực tiếp trồng mướp đắng, trung bình mỗi ha cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm, sau khi trừ các khoản chi phí, cho lãi ròng 300 triệu đồng/năm. Điều này giúp đời sống của người dân vùng cát được nâng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tuần nay, ở Đồng Tháp, nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đốc Binh Vàng, đoạn từ ấp Nam, xã Tân Thạnh đến cồn Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình đang rất hoang mang trước tình trạng cá điêu hồng bị chết một cách bất thường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Thời gian gần đây, cà tím giống mới của Thái Lan VIOLET KING 252 cho năng suất cao, được bà con nông dân ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trồng khá phổ biến. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, tiêu biểu là hộ anh Bùi Đình Tuấn, hiện ở khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, với diện tích 3 ha trồng cà tím, thu nhập 600 triệu đồng.

Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

Mô hình nuôi rắn ri tượng quy mô nhỏ được ông Cao Văn Hùng, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), áp dụng 3 năm, cho thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm. Từ cách nuôi đơn giản, hiệu quả, ông đang mở rộng quy mô nuôi đối tượng này.