Người Dân Vùng Cát Quảng Trị Được Mùa Mướp Đắng

Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nâng cao đời sống kinh tế.
Sau khi đưa vào trồng các loại cây như dưa gang, lạc nhưng hiệu quả mang lại không cao nên chính quyền xã Triệu Vân đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi sang trồng cây mướp đắng. Từ hiệu quả mang lại có thể thấy cây mướp đắng rất thích nghi với vùng đất cát ở xã Triệu Vân. Nhờ đó, đến nay toàn xã phát triển được khoảng 35ha, tăng 5ha so với năm ngoái, tập trung ở thôn 9.
Theo tính toán của những hộ dân trực tiếp trồng mướp đắng, trung bình mỗi ha cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm, sau khi trừ các khoản chi phí, cho lãi ròng 300 triệu đồng/năm. Điều này giúp đời sống của người dân vùng cát được nâng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.