Người Dân Và Doanh Nghiệp Tích Trữ Cà Phê Chờ Giá Lên

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg.
Thông thường, sau Tết nguyên đán, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai sẽ bán sản phẩm để lấy tiền đầu tư cho niên vụ tiếp theo, nhưng năm nay, cả doanh nghiệp và nông dân vẫn đang trữ hàng, chờ giá tăng cao.
Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.
Theo theo kinh nghiệm của bà Cúc, thời điểm này, giá cà phê chưa lên tới đỉnh điểm. Hơn nữa, năm nay cà phê ở Tây Nguyên bị mất mùa, nguồn cung thiếu hụt, hi vọng giá sẽ lên tới 42.000 đồng/kg, nên tạm thời chấp nhận ký gửi, chờ giá lên cao.
Trong khi đó, các cơ sở thu mua cà phê vừa tích cực gom hàng trong dân và tích trữ hàng trong kho chờ tăng giá. Ông Nguyễn Quang Hiệp, chủ cơ sở thu cà phê mua ở tổ 9, phường Đống Đa, thành phố Pleiku cho biết, niên vụ trước, cà phê bị mất mùa, sản lượng ít, cộng thêm tâm lý tích trữ của người dân, nên việc thu mua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ông đang nợ ngân hàng hơn 3 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa xuất kho, hi vọng giá sẽ tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Hiệp nói: “Người dân hiện không bán cà phê. Họ đợi giá tăng mới ban. Năm ngoái, doanh nghiệp tôi thu được 3.000 tấn nhưng năm nay chỉ thu được 2.000 tấn. Theo tôi dự đoán, từ nay tới cuối mùa, giáp mùa sau, chúng chỉ thu mua được vài trăm tấn. Năm nay, doanh nghiệp cà phê không có lãi. Tính cả lãi của ngân hàng, mỗi tháng mất 1 giá. Năm nay khó mua vì giá cả bấp bênh, đang hạ. Đầu mùa mua cao giờ giá hạ nên phải trữ lại. Nếu bán bây giờ thì lỗ từ 4 đến 5 giá”.
Có thể bạn quan tâm

Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.

Hiện nay, cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Đây là hiện tượng lạ vì Ô Loan là đầm nước lợ, còn cá rô phi sống thích nghi ở môi trường nước ngọt. Người dân lo ngại loại cá này có thể ăn các loại cá, tôm bản địa.

Đã từng có thời điểm, chăn nuôi bò sữa trở thành phong trào nở rộ ở nhiều địa phương, nhiều nhất phải kể đến các huyện Đức Hòa, Bến Lức và TP.Tân An, sau đó phát triển thêm ở các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa... Và, tiềm năng phát triển đàn bò sữa ở Long An vẫn còn. Nhưng…

Ở Tân Kỳ (Nghệ An) có một trang trại bò Úc qui mô khá lớn với tổng đàn gần 400 con, trong đó 350 con mẹ và 43 con bê. Trang trại này của ông Tô Anh Phương, thị trấn Tân Kỳ được đầu tư 12 tỷ đồng. Ông đang khẩn trương xây dựng chuồng trại mới để đàn bò sinh sống ổn định.