Người Dân Và Doanh Nghiệp Tích Trữ Cà Phê Chờ Giá Lên

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg.
Thông thường, sau Tết nguyên đán, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai sẽ bán sản phẩm để lấy tiền đầu tư cho niên vụ tiếp theo, nhưng năm nay, cả doanh nghiệp và nông dân vẫn đang trữ hàng, chờ giá tăng cao.
Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.
Theo theo kinh nghiệm của bà Cúc, thời điểm này, giá cà phê chưa lên tới đỉnh điểm. Hơn nữa, năm nay cà phê ở Tây Nguyên bị mất mùa, nguồn cung thiếu hụt, hi vọng giá sẽ lên tới 42.000 đồng/kg, nên tạm thời chấp nhận ký gửi, chờ giá lên cao.
Trong khi đó, các cơ sở thu mua cà phê vừa tích cực gom hàng trong dân và tích trữ hàng trong kho chờ tăng giá. Ông Nguyễn Quang Hiệp, chủ cơ sở thu cà phê mua ở tổ 9, phường Đống Đa, thành phố Pleiku cho biết, niên vụ trước, cà phê bị mất mùa, sản lượng ít, cộng thêm tâm lý tích trữ của người dân, nên việc thu mua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ông đang nợ ngân hàng hơn 3 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa xuất kho, hi vọng giá sẽ tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Hiệp nói: “Người dân hiện không bán cà phê. Họ đợi giá tăng mới ban. Năm ngoái, doanh nghiệp tôi thu được 3.000 tấn nhưng năm nay chỉ thu được 2.000 tấn. Theo tôi dự đoán, từ nay tới cuối mùa, giáp mùa sau, chúng chỉ thu mua được vài trăm tấn. Năm nay, doanh nghiệp cà phê không có lãi. Tính cả lãi của ngân hàng, mỗi tháng mất 1 giá. Năm nay khó mua vì giá cả bấp bênh, đang hạ. Đầu mùa mua cao giờ giá hạ nên phải trữ lại. Nếu bán bây giờ thì lỗ từ 4 đến 5 giá”.
Có thể bạn quan tâm

Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngoại thành, Long Xuyên (An Giang) triển khai mô hình này, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân làm ăn ngày càng thuận lợi. Phong trào “Hợp tác trồng rau an toàn” ở Mỹ Hoà Hưng từng bước phát triển mạnh, hướng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững.

Ngày 13-3-2013, Hội thủy sản tỉnh Bến Tre đã có cuộc họp với các thành viên trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai kế hoạch tổ chức kỷ niệm 54 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.

Gần đây, tại một số tỉnh phía Nam xuất hiện nhiều dịch bệnh gây hại mới như bệnh đốm trắng trên thanh long, sâu đục trái bưởi, rệp sáp hồng hại sắn (khoai mì)..., làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Hiện giá heo hơi thương lái mua của người chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai chỉ còn 33 - 35 ngàn đồng/kg với heo nuôi ở các hộ nhỏ lẻ; từ 36 - 38 ngàn đồng/kg với heo nuôi trang trại. Ngoài ra, theo phản ảnh của một số người chăn nuôi, heo có trọng lượng từ 100 kg/con trở lên rất khó bán. Với giá heo hơi như hiện nay, người chăn nuôi đang thua lỗ từ 700 - 900 ngàn đồng/tạ.

Bên cạnh các mô hình trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm…, nông dân TP Cà Mau còn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều mô hình sản xuất đa dạng. Các mô hình này tuy không mới nhưng với bàn tay cần cù, sáng tạo của người nông dân đã mang đến hiệu quả bất ngờ.