Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Dân Thu Hoạch Ồ Ạt, Sắn Ùn Ứ Trước Nhà Máy

Người Dân Thu Hoạch Ồ Ạt, Sắn Ùn Ứ Trước Nhà Máy
Ngày đăng: 08/09/2014

Vài ngày nay, hàng chục chiếc xe chở sắn nối đuôi nhau đậu ở trước cổng Nhà máy tinh bột sắn và tràn ra tận Quốc lộ 1A chờ nhập cho nhà máy, gây mất an toàn giao thông. Qua tìm hiểu từ các tài xế xe, chúng tôi được biết có nhiều xe phải đợi hai ngày mới bán được sắn cho nhà máy.

Thu hoạch trước mùa mưa

Chúng tôi đến Nhà máy tinh bột sắn tầm khoảng 11h30, ngày 4/9, đã tận mắt chứng kiến hơn 30 chiếc xe chở sắn đậu từ đường vào nhà máy và tràn ra tận Quốc lộ 1A, gây ách tắc giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường này.

Mặc cho hàng chục xe chở sắn đợi chờ, còn cán bộ công nhân viên nhà máy sắn thì làm việc đúng giờ hành chính. Trao đổi với chúng tôi, một tài xế cho biết: “Muốn bán được sắn bà con phải sắp hàng chờ đợi ngày này qua ngày nọ, còn cán bộ công nhân viên của nhà máy thì làm việc đúng giờ hành chính.

Những lúc này, nhà máy sắn tăng thêm giờ làm việc để thu mua sắn cho bà con, thì chúng tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Một phần sắn thu hoạch để giữa nắng với thời gian dài chất lượng sẽ giảm, một phần tài xế mất rất nhiều thời gian. Lẽ ra một ngày có thể chạy 5-7 chuyến nhưng tình trạng này 2 ngày mới chở được một chuyến”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sắp đến mùa mưa nên người dân ở các địa phương thu hoạch sắn ồ ạt. Chị Nguyễn Thị Điểu, ở xã Phong An, cho biết: “Mấy hôm vừa rồi bận mùa, nên không thu hoạch sắn được. Thời gian này, gần đến mưa lũ rồi nên phải thu hoạch tăng tốc.

Một sào thu được 1 tấn sắn, năm nay giá sắn bán với giá từ 1.700-2000 đồng/kg. So với năm trước, năm nay sắn bán được giá nhưng chờ bán cho được một xe sắn mất rất nhiều thời gian, nhanh thì một ngày, chậm cũng hai ngày.

Giờ đâm lao phải theo lao, trồng sắn rồi thì phải thu hoạch bán để thu lại vốn và công sức bỏ ra”. Tương tự, ông Lê Tích Mong ở xã Quảng An (Quảng Điền) cho biết: “Như mọi năm còn gần 1 tháng nữa bà con trồng sắn mới thu hoạch để nhập cho nhà máy.

Năm nay, do mấy ngày qua mưa lớn, ở vùng chúng tôi lại vùng trũng, nên diện tích trồng sắn trên địa bàn xã phần lớn bị ngập nước. Buộc bà con phải thu hoạch trong vòng vài ngày, nếu không thu hoạch kịp thì sẽ thối củ, lúc đó chỉ cho lợn ăn chứ bán chẳng có ai mua”.

Cần linh động

Tại xã Phong Hiền (Phong Điền) những ngày này bà con cũng đang hối hả thu hoạch sắn bán tháo nhằm giảm thiệt hại. Toàn xã có gần 200 ha sắn, trong đó có nhiều diện tích ở vùng thấp trũng, chỉ vài trận mưa đã bị ngập. Nhằm tránh thiệt hại cho người trồng, địa phương khuyến khích người trồng thu hoạch những diện tích bị ngập, còn những diện tích còn lại bà con nên giãn thời gian thu hoạch ra.

Hiện tại bà con trồng sắn gặp không ít khó khăn vì sắn mang nhập cho nhà máy không tiêu thụ kịp, chi phí vận chuyển lớn. Người dân phải chờ chực do sắn ùn ứ trong những ngày qua. Biết bán không kịp nhưng không nhổ thì sẽ hư, thiệt hại vô cùng lớn.

Tại sao sắn của người dân bị ứ đọng nhiều, ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn lý giải: “Những ngày qua, người dân trên địa bàn tỉnh sợ mưa lũ nên thu hoạch và đưa sắn về nhập liên tục, trong khi công suất của nhà máy 500 tấn/ngày, kho chứa 1.200 tấn”.

Thiết nghĩ, vào những lúc cao điểm Nhà máy tinh bột sắn cần có cơ chế linh hoạt điều động thêm bộ phận thu mua, tăng thêm thời gian làm việc và mở rộng kho chứa nhằm chia sẻ những khó khăn với người trồng sắn.

Ở đây chúng tôi muốn nói, công suất nhà máy không thể nâng lên trong một sớm một chiều, nhưng kho chứa sắn thì nhà máy cần đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu, tránh tình trạng xe đậu chờ để bán sắn tràn ra Quốc lộ 1A, mất thời gian của người dân và gây mất an toàn giao thông.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Thịt Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Nuôi Gà Thịt Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

29/07/2014
Nuôi Ếch Thái Lan Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Thành Phố Hà Giang Nuôi Ếch Thái Lan Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Thành Phố Hà Giang

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

08/08/2014
Khi Chủ Nhiệm Thành Giám Đốc... Khi Chủ Nhiệm Thành Giám Đốc...

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

29/07/2014
Tính Đến 15/7, Các Nhà Máy Còn Tồn Kho Gần 460.000 Tấn Đường Tính Đến 15/7, Các Nhà Máy Còn Tồn Kho Gần 460.000 Tấn Đường

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

29/07/2014
Công Ty Tafishco Khởi Động Dự Án Chuỗi Liên Kết Sản Xuất - Chế Biến - Xuất Khẩu Cá Tra Công Ty Tafishco Khởi Động Dự Án Chuỗi Liên Kết Sản Xuất - Chế Biến - Xuất Khẩu Cá Tra

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

08/08/2014