Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Dân Thẫn Thờ Nhìn Ngô Không Hạt

Người Dân Thẫn Thờ Nhìn Ngô Không Hạt
Ngày đăng: 02/06/2014

Cánh đồng xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) trải dài màu xanh xám của ngô đến kỳ thu hoạch. Cây tốt, bắp đều, râu ngô nâu dài phất phơ. Chỉ có điều tước vỏ chẳng thấy hạt đâu.

Vậy là mô hình hợp tác gia công sản xuất hạt giống ngô LVN 23 giữa người dân 3 xóm với Viện Nghiên cứu ngô Trung ương (Đan Phượng- Hà Nội) coi như thất bại. Công sức mấy tháng trời đổ ra sông, suối. Nhìn ngô có bắp, không hạt, người dân xót lòng, mong muốn có câu trả lời thỏa đáng từ Viện Nghiên cứu ngô.

Vào tháng 2/2014, Viện Nghiên cứu ngô Trung ương và người dân xóm Khoang, Vỏ, Bọ ký hợp đồng gia công sản xuất ngô giống. Theo hợp đồng này, Viện Nghiên cứu ngô T.Ư cung cấp hạt giống ngô bố, mẹ để người dân địa phương gia công sản xuất giống cho Viện. Viện Nghiên cứu ngô cử cán bộ, chuyên gia trực tiếp cấp giống, tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình kỳ thuật sản xuất hạt giống ngô.

Đồng thời bảo đảm tiếp nhận hạt giống ngô F1 sau thu hoạch khi đạt tiêu chuẩn theo quy định và cứ 1 kg hạt ngô sẽ được mua với giá 10.000 đồng. Trong trường hợp người dân không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, dẫn tới phải hủy, bỏ ruộng giống, người dân sẽ phải bồi thường toàn bộ giá trị Viện Nghiên cứu Ngô đã đầu tư.

Sự hợp tác được thực hiện trong vụ xuân 2014, trên diện tích 3,1 ha với 75 hộ nông dân thuộc các thôn Khoang, Vỏ, Bọ tham gia. Gia đình anh Bùi Văn Tin, cùng mấy anh em xóm Khoang trồng gần 2 kg ngô giống trên diện tích khoảng 3.000 m2. Đến nay, cây ngô cho bắp nhỏ hơn bình thường và chẳng có hạt.

Anh Tin cho biết, cán bộ của Viện Nghiên cứu ngô hướng dẫn kỹ thuật từ đầu đến cuối, họ bảo: mỗi cây cho 1 bắp, mỗi bắp có thể nặng từ 1,5-1,8 kg. Thế nhưng đến kỳ thu hoạch nhìn ruộng ngô cháy dưới nắng, chắng có hạt mà quặn lòng.

Trưởng thôn Khoang Bùi Văn Khuyến cho biết: Theo lý thuyết chúng tôi được cung cấp, hiệu quả trồng ngô gấp 3 lần trồng lúa. Bà con hưỏng ứng khá cao tham gia trồng ngô.

Người dân bắt đầu trồng ngô xuân từ ngày 9,10/2/2014. Trong quá trình trồng, cán bộ của Viện Nghiên cứu ngô hướng dẫn bà con kỹ thuật, trồng hàng cách hàng 0,6 m, cây cách cây từ 0,2-0,25 m. Quá trình sản xuất phát sinh vấn đề là: Cây ngô bố (ngô đực) lại trổ cờ trước ngô mẹ (ngô cái) khoảng 10 ngày. Theo đó, khả năng thụ phấn thấp.

Cán bộ kỹ thuật biết việc này và hướng dẫn bà con buộc cờ ngô đực lại để có phấn thụ cho ngô cái. Và bà con đã đi buộc cờ ngô bằng dây chuối, dây rừng. Nhưng ngay sau đó có người cũng ở Viện Nghiên cứu ngô khi kiểm tra lại bảo phải tháo ra không cờ ngô sẽ thối.

Cán bộ kỹ thuật lại bảo bà con không tuân thủ quy trình. Người dân chẳng biết làm sao. Đến nay cây chẳng có bắp. Người dân đã nhiều lần gọi điện thông tin về cây ngô không bắp, thế nhưng cán bộ Viện Nghiên cứu ngô cứ bảo vài ngày sẽ xuống kiểm tra, đến nay vẫn chưa xuống.

Cả vùng trồng ngô chỉ có 3-4 hộ là bắp ngô thi thoảng có hạt. Trông ruộng ngô ngày càng héo dưới nắng nóng mà xót của. Nhiều người đã cắt ngô về cho trâu bò ăn. Hiện, bà con trồng ngô mong muốn có câu trả lời từ Viện Nghiên cứu ngô.


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng

Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.

02/03/2012
Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

27/06/2012
Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

17/05/2012
Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

28/06/2012
Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

28/06/2012