Người Dân Quảng Bình Bắt Được Sư Tử Biển

Khi đang trên đường trở về sau chuyến đi biển dài ngày, gia đình anh Nguyễn Văn Diện ở thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã bắt được một con Sư tử biển nằm phơi nắng trên một mỏm đá tại vùng biển Mũi Độc - Hà Tĩnh.
Thông tin trên được ông Lê Minh Tuấn, Phó phòng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, cho biết ngày 8/8. Theo tin từ ông Tuấn, con Sư tử biển nặng hơn 20 kg, dài 90 cm, màu tro. Hiện nay, gia đình anh Diện đang đào ao để nuôi, mỗi ngày Sư tử biển ăn hết 2 - 3 kg cá tươi.
Đây là lần đầu tiên ngư dân Quảng Bình bắt được Sư tử biển. Sau khi nghe tin, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có mặt để xác minh: đây là loài Sư tử biển chuyên sống tại vùng ôn đới, biển Việt Nam không có loài này. Theo ông Tuấn, có khả năng con Sư tử biển này bị trôi dạt theo dòng nước nên người dân bắt được. Khi bị bắt, Sư tử biển bị đỏ một bên mắt và hiện nay rất khỏe mạnh.
Ông Tuấn cho biết thêm: Phòng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã vận động gia đình anh Diện trả Sư tử biển về với tự nhiên và sẽ liên hệ với Viện Hải Dương học Nha Trang hoặc Hải Phòng để có biện pháp xử lý vụ việc này
Có thể bạn quan tâm

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.