Người dân câu được cá sủ vàng quý hiếm

Đó là anh Nguyễn Minh Nhật, trú thôn Thanh Khê (xã Thanh Trạch).
Anh Nhật câu được con cá sủ vàng trên tại khu vực cầu Cảng (thuộc địa bàn xã Thanh Trạch) vào sáng ngày 24-11, cá có trọng lượng 2,8kg.
Sau khi câu được cá, rất nhiều người dân địa phương đã tập trung đến xem và định giá thị trường con cá trên.
Con cá sủ vàng quý hiếm đang được người dân tái thả, bảo vệ.
Ông Lào cho biết, đây là lần đầu tiên người dân địa phương câu được cá sủ vàng.
Theo thị trường thì cá sủ vàng có giá trị rất cao và quý hiếm.
Vì vậy, UBND xã đã phối hợp lực lượng công an và gia đình nhằm bảo đảm an ninh trật tự vì lượng người đến xem rất đông và tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hiện con cá sủ vàng trên đang được gia đình tái thả để bảo vệ.
Cá sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, rất quý hiếm, đặc biệt giá trị trong lĩnh vực y học.
Cá sủ vàng có bong bóng được sử dụng làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất ra loại chỉ tự tiêu, có khả năng tự hủy sau khi phẫu thuật, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Vì vậy mỗi con bắt được thường có giá trị rất lớn khi được rao bán.
Những con cá sủ vàng có trọng lượng lớn được bán với vài trăm triệu đồng đến tiền tỉ.
Có thể bạn quan tâm

Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.

Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.